• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga có thể làm gì giảm căng thẳng Trung – Ấn ở Himalayas?

Thế giới 07/09/2020 12:07

(Tổ Quốc) - Theo Asia Times, Nga là quốc gia duy nhất có thể đóng vai trò trung gian giải quyết căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở hiện tại.

Các chuyên gia cho rằng, Nga thường là bên thứ ba giải quyết tốt vai trò trung gian giữa hai nước khác tồn tại các mâu thuẫn. Đối với vấn đề Ấn Độ và Trung Quốc cũng vậy, Nga đang phần nào thúc đẩy vai trò của mình trong giải quyết các mâu thuẫn. Moscow dường như đang quan sát lập trường của Ấn Độ và Trung Quốc đồng thời ý thức được các tác động nghiêm trọng đối với an ninh và ổn định khu vực.

Nga có thể làm gì giảm căng thẳng Trung – Ấn ở Himalayas? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Theo Asia Times, các vấn đề xung quanh môi trường quốc tế vẫn tồn tại nhiều phức tạp. Các căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và Mỹ đang rơi vào cấp độ cao nhất ở kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh. Trong khi đó, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc hiện cũng đang đạt mức độ được đánh giá tốt nhất trong lịch sử.

Chính phủ Ấn Độ liên tục thúc đẩy quan hệ gần gũi với Mỹ, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi mối quan hệ với Trung Quốc và nước này đang ở mức thấp nhất kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ trong những năm 1980.

Hai mối quan hệ tam giác bao gồm Mỹ - Nga - Trung Quốc và Mỹ - Ấn Độ -Trung Quốc chưa từng bị trùng lặp. Theo tính toán, hiện tại hai tam giác quan hệ này đang tạo ra sức mạnh tổng hợp. Điều mang lại lợi thế cho Ấn Độ là quan hệ tuyệt vời của nước này với cả Mỹ và Nga. Trong khi đó, quan hệ tam giác của Trung Quốc với Mỹ và Ấn Độ vẫn tiếp tục tồn tại căng thẳng.

Nga trong thời gian dài vẫn bày tỏ hài lòng mối quan hệ với Ấn Độ mặc dù New Delhi vẫn thúc đẩy quan hệ cả với Mỹ. Mặc dù Washington từng gây áp lực lên Delhi vì mối quan hệ của nước này với Moscow nhưng cả Nga và Ấn Độ vẫn duy trì đáp ứng với điều kiện mới trong diễn biến thay đổi trật tự thế giới.

Rõ ràng, không bên nào đưa ra điều kiện quá mức đối với bên khác. Và mâu thuẫn chỉ xuất hiện nếu Ấn Độ đến gần Mỹ tham gia chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Các căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow trong giai đoạn gần đây khi cả Moscow và Bắc Kinh đang trở nên cộng hưởng thân thiết nhằm đẩy lùi ảnh hưởng mạnh mẽ của Mỹ. Cấp độ cao trong quan hệ hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh đã quá rõ ràng. Tại Liên Hợp Quốc, cả hai nước từng hợp tác đánh bại động thái của Mỹ khi Washington muốn kích hoạt lại cơ chế gây áp lực tối đa vào Iran, tờ AsiaTimes dẫn tin.

Gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ngỏ ý trong một thông điệp rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sẵn sàng tiếp tục hợp tác linh hoạt tham gia cùng với đồng minh Trung Quốc nhằm ngăn chặn chiến tranh và xung đột trên thế giới đồng thời đảm bảo an ninh và ổn định toàn cầu.

Lập trường quân sự tại Ladakh đòi hỏi thiết lập lực lượng lớn vũ trang Ấn Độ buộc New Delhi phải tìm đến nguồn cung lớn từ vũ khí của Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ - Rajnath Singh hiện đang tiếp tục chuyến thăm thứ hai đến Moscow trong vòng hai tháng qua.

Việc kết nối của Nga rất quan trọng đối với Ấn Độ còn là vì lý do khác. Moscow là quốc gia duy nhất có thể đóng vai trò trung gian giải quyết mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoại giao Nga dường như đã quá quen thuộc trong nỗ lực giải quyết các vấn để như vậy với tư cách là quốc gia thứ ba.

Trong bối cảnh ngày nay, Nga đã trở thành đối tác đặc biệt không thể thiếu với Ấn Độ. Quan trọng hơn, đây chính là di sản chính sách đối ngoại tốt nhất mà Thủ tướng Narendra Modi đã chứng kiến và nhận thấy rằng mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nga đang dần hồi phục.

Tuy nhiên, giới quan sát cũng không hề đánh giá quá cao khả năng của Nga trong việc điều chỉnh các bế tắc ở biên giới Ấn Độ và Trung Quốc hiện nay. Các vấn đề mâu thuẫn hay tranh chấp biên giới giữa bất kỳ quốc gia nào đều ảnh hưởng đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của hai nước. Quan trọng hơn, mấu chốt vấn đề là tình huống nguy hiểm đang diễn ra ở phía đông Ladakh. Thực tế, việc phục hồi lại "nguyên trạng" là không thể. Theo nhận thức của người dân Trung Quốc, việc New Delhi liên tục theo đuổi sứ mệnh như vậy là không thể chấp nhận.

Người Mỹ không còn đứng đầu giải quyết mâu thuẫn khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Washington sẽ không muốn tham gia quá nhiều vào các nhiệm vụ lớn như triển khai lực lượng, mạo hiểm chiến tranh, tiêu hao nguồn lực và đầu tư quá nhiều vào các vấn đề bên ngoài mà không hề mang đến lợi ích trực tiếp cho Mỹ. Dư luận Mỹ từng lên tiếng phản đối các vấn đề liên quan đến xung đột quân sự. Chắc chắn rằng, Washington cũng phải tìm cách đối mặt với bài toán khó khăn khi bị mắc kẹt trong vấn đề khu vực châu Á- Thái Bình Dương nhưng sẽ không để cho mọi việc lún sâu vào căng thẳng.

Đối với Mỹ, trên tất cả là ưu tiên lợi ích trong nước theo chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Trump. Vì vậy, các vấn đề ngoài nước, chẳng hạn như mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chỉ dừng lại ở mức độ như vậy và rất khó để Washington tham gia với vai trò hòa giải.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ