(Tổ Quốc) - Tác động toàn cầu từ xung đột Ấn Độ và Trung Quốc đánh dấu bước chuyển minh đáng kể đối với các quốc gia trên thế giới.
Theo trang SCMP, quan hệ hai quốc gia hàng xóm giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã xích lại gần nhau trong nhiều năm qua trước khi xung đột xảy ra ở khu vực biên giới hai nước xảy ra trong tháng trước. Các cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình lên tới 18 lần kể từ khi Thủ tướng Modi lên nắm chính quyền vào năm 2014 và gần đây nhất là tại thượng đỉnh song phương không chính thức vào tháng Mười năm ngoái. Thủ tướng Modi đã thăm Trung Quốc tới 5 lần, đánh dấu tín hiệu gặp gỡ nhiều nhất trong số các nhiệm kỳ Thủ tướng Ấn Độ suốt 70 năm qua.
Tuy nhiên, nỗ lực từng bước cải thiện trong quan hệ hai nước đã phải ngưng lại sau xung đột đẫm máu vào ngày 15/6 tại khu vực biên giới giữa hai nước ở Himalaya.
Xung đột quân sự đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và một lính Trung Quốc tử vong xảy ra kể từ khi hai quốc gia tranh chấp biên giới trong năm 1962. Mỗi bên đều đổ lỗi cho nhau xung quanh xung đột lần này. Và thiệt hại lớn nhất là quan hệ hai nước đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở tất cả các lĩnh vực.
Người tiêu dùng Ấn Độ đã cam kết tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ đã cấm người dân Trung Quốc sử dụng 59 ứng dụng điện thoại của Trung Quốc, bao gồm Tik Tok và WeChat.
Giới quan sát cho rằng, ảnh hưởng quốc tế từ căng thẳng Ấn Độ và Trung Quốc mới chỉ bắt đầu. Căng thẳng giữa hai nước sẽ khiến Ấn Độ đẩy Trung Quốc xa hơn và khó khăn để đưa quan hệ hai nước trở lại bình thường.Trung Quốc hiện cũng đang tồn tại các vấn đề quan hệ quốc tế với các quốc gia như Mỹ, Australia, Canada và Anh.
Trong khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục thì vấn đề giữa New Delhi và Bắc Kinh lại tiếp tục mang đến căng thẳng leo thang trong các tháng qua. Giới quan sát cho rằng, xung đột giữa Trung Quốc và Ấn Độ như "xát muối vào vết thương cũ" vốn đã chữa lành sau Chiến tranh biên giới năm 1962 và đặt ra câu hỏi về các tính toán chiến lược của Trung Quốc về sự trỗi dậy của Ấn Độ.
Căng thẳng giữa hai bên sẽ đe dọa làm suy yếu các nỗ lực lâu dài cải thiện quan hệ kinh tế hai nước. Các nhà phân tích cho rằng, căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ khiến cho các quốc gia láng giềng ở Nam Á phải thận trọng đối phó với các ảnh hưởng từ hai bên ở bối cảnh hiện tại.