Công nghệ đa đầu đạn phân hướng
Tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng công nghệ đa đầu đạn phân hướng (MIRV) là công nghệ tên lửa đạn đạo với khả năng mang nhiều đầu đạn, mỗi đầu đạn có thể được lập trình để tấn công mục tiêu khác nhau, vì thế, việc đánh chặn sẽ cực kỳ khó khăn.
Cuộc cạnh tranh vũ khí hạt nhân ác liệt của các siêu cường. Ảnh: Daily Mail |
Trong tháng 9, Nga vừa phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân bay được quãng đường 10.943,5km.
Dựa trên đánh giá tình báo gần đây của Mỹ về vụ thử tên lửa đạn đạo của Nga, Moscow gần đây đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn RS-24 Yars đã được trang bị MIRV (công nghệ đa đầu đạn phân hướng). Đơn vị của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã tiến hành vụ phóng thử này.
Vụ thử đã được thực hiện vào ngày 12/9 trước khi Nga tiến hành cuộc diễn tập quân sự Zapad 2017.
Một quan chức Bộ quốc phòng Nga đã nói trên hãng thông tấn nhà nước (TASS) rằng, vụ thử ngày 12/9 liên quan đến việc thiết kế đầu đạn “có thể tách rời” và được đánh giá thành công.
Công nghệ đa đầu đạn phân hướng (MIRV) được xem là siêu việt bởi nó là khắc tinh không thể đánh chặn đối với mọi hệ thống phòng thủ tên lửa. Để thực hiện đòn tấn công này, hàng chục đầu đạn được lắp đặt sẵn trong các khoang mẹ, chúng sẽ được phóng lần lượt hay đồng loạt, tấn công một hay nhiều mục tiêu theo một chương trình cài đặt sẵn và có thể thay đổi vào giờ chót.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga đang chuyển sang sử dụng hệ thống tên lửa Yars, được giới thiệu lần đầu vào năm 2010. Loại tên lửa này có khả năng mang nhiều đầu đạn và mỗi đầu đạn có thể được bắn đi theo các mục tiêu độc lập. Tên lửa Yars có thể được phóng đi từ điểm cố định hay bệ phóng di động. Nó được thiết kế để thay thế hai loại tên lửa đã được quân đội Nga sử dụng gần nửa thế kỷ nay là R-36 và UR-100N.
So tài sức mạnh tên lửa Trung Mỹ
Báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố đầu tháng 7-2017 nhận xét Trung Quốc chỉ có 270 đầu đạn hạt nhân, ít hơn Mỹ, Nga, Pháp, Anh, song Trung Quốc đang tiến hành một chương trình hiện đại hóa dài hạn nhằm chú trọng tăng cường hiệu quả chứ không tăng quy mô.
Trung Quốc bố trí 140 tên lửa với nhiều tầm bắn khác nhau (DF-4, DF-21, DF-31, DF-31A), chủ yếu lắp trên xe tự hành có bệ phóng. Chỉ có loại DF-5A với tầm bắn 13.000km được bố trí trong hầm chứa.
Trung Quốc cũng đã phát triển tên lửa đạn đạo có công nghệ MIRV nhằm mục tiêu phát triển mô hình chi phí hiệu quả nhất cho các tên lửa hạt nhân.
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo liên lục địa duy nhất của Mỹ là Minuteman III được thiết kế nhằm phát triển đầu đạn giả lập ICBM Minuteman III mang theo đã tấn công các mục tiêu định trước.
Mỹ giới thiệu LGM-30G Minuteman III từ những năm 1960 và là bước phát triển kế tiếp các dòng ICBM Minuteman I và II. Minuteman III được sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 1968-1977.
Thêm vào đó, Mỹ cũng phát triển tên lửa đạo đạo liên lục địa Trident II D5 có thể mang 3 loại đầu đạn khác nhau là W76/Mk-4, W76-1/Mk-4A và W88/Mk-5, lần đầu tiên được phóng thử vào những năm 1990. Trident II D5 thuộc loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân độc lập, được đưa vào hoạt động từ năm 1898. Kể từ khi được đưa vào hoạt động, tên lửa Trident II D5 đã thực hiện 165 lần phóng thử thành công. Các số liệu của Hải quân Mỹ cho biết, tên lửa Trident II có tầm bắn khoảng 11.000km và có thể nhắm tới nhiều mục tiêu. Tên lửa Trident II được thiết kế với ba tầng động cơ đẩy, có tốc độ tiếp cận mục tiêu ở mức Mach 24, trang bị công nghệ dẫn đường quán tính MK6 có thể tiếp nhận tín hiệu định vị vệ tinh GPS trong hành trình bay nên đạt độ chính xác gần như tuyệt đối. Sau vụ thử tên tên lửa Yars ICBM vào ngày 12/9, Nga đã tiến hành vụ phóng RS-12M Topol ICBM vào ngày 20/9. RS-12M Topol (NATO gọi là SS-25 Sickle) là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu đạn đơn có tầm bắn tối đa lên đến 6.125 dặm (10.000km) và có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân với sức công phá lên tới 550 kiloton.
“Vụ thử được xem là đột phá công nghệ tối ưu của Nga và khả năng tấn công ở độ chính xác cao”, Bộ quốc phòng Nga cho biết.
(Theo the Diplomat)