• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga mở rộng tham vọng Trung Đông: Bỏ ngỏ trong quan hệ với Saudi Arabia?

Thế giới 21/02/2019 16:38

(Tổ Quốc) - Tính nhạy cảm khác biệt gia tăng trong giới chính trị Nga có thể tạo nên nhiều giới hạn khoảng cách với Saudi Arabia.

Mối quan hệ giữa Nga và Saudi Arabi

Đối với hầu hết các nhà quan sát Kremlin, tiến trình hoạch định chính sách của Nga luôn gây khó hiểu. Đi cùng với đó là các quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin và các thay đổi chiến lược luôn nằm phía sau cánh cửa bí mật.

Nga mở rộng tham vọng Trung Đông: Bỏ ngỏ trong quan hệ với Saudi Arabia? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Vladimir Putin. Ảnh:AP

Tuy nhiên, thực tế, trong giới chính trị Nga, vẫn còn tồn tại nhiều lợi ích chính trị cạnh tranh. Các chính sách thường là sản phẩm của Tổng thống Putin đóng vai trò cân bằng giữa các nhóm khác biệt.

Hai cuộc tranh cãi gần đây về mối quan hệ của Nag với đối thủ năng lượng lâu dài của Saudi Arabia chỉ ra rằng, những ngày này vẫn có nhiều điểm khác từ các ý kiến của các nhà chính trị. Các tranh cãi đưa ra một chính sách Trung Đông cũng là đề tài luôn gây sự chú ý.

Tranh cãi đầu tiên liên quan đến công ty Nga Novomet-Perm chế tạo theo thiết kế mới hình đĩa FSD đã được thử nghiệm thành công tại mỏ Tatneft. Vào tháng Sáu năm ngoái, Tổng giám đốc Maxim Perelman đã thông báo rằng các đối thoại đầu tư vẫn đang tiếp diễn giữa Nga và Saudi Arabia. Vào tháng 10, ông Kirill Dmitriev, CEO của quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) tiết lộ kế hoạch mua bán chung với công ty dầu Saudi. Về phía Nga, điều đó có thể là một thỏa thuận hứng thú.

Các nỗ lực bán cổ phần tại Novomet cho người mua nước ngoài đã thất bại trong quá khứ và công ty này đang nỗ lực để có thể thu được lợi nhuận giữa các căng thẳng về chất lượng dầu thấp mà nó sản xuất. Điều này dường như rằng thỏa thuận với Aramco sẽ không chỉ tiết kiệm cho nhà sản xuất mà còn bơm tiền mặt rất cần thiết vào kho bạc nhà nước của Nga, tăng kỷ lục đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) yếu và củng cố mối quan hệ Nga-Saudi.

Mặc dù kinh tế Nga đã vượt qua khủng hoảng vào cuối năm 2016 nhưng kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ cùng với thu nhập khả dụng thực tế giảm trong năm thứ 5 liên tiếp và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn ở mức thấp so với trung bình thế giới trong nhiều năm tới. Moscow cũng trải qua khó khăn vì mức giảm kỷ lục về FDI sau khi các quốc gia phương Tây áp đặt trừng phạt vào Moscow kể từ khi Nga sáp nhập Crimea.

Thỏa thuận hoàn toàn có lợi, đặc biệt về phía Nga. Tuy nhiên có thể không bao giờ nhìn thấy tín hiệu tích cực. Điều đó dường như rằng, cơ quan chống độc quyền Liên bang Nga (FAS) sẽ bị ảnh hưởng bởi các lo lắng an ninh quốc gia. FAS đã phân loại Novomet là một tài sản có giá trị chiến lược.

Nhiều nghi ngờ đặt ra?

Trong vài năm qua, nhiều khó khăn đối với kinh tế Nga, mở rộng các cấm vận vào FDI và các công ty nước ngoài hoạt động tại Nga. Dưới tầm ảnh hưởng, việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp Chiến lược và Luật Đầu tư Nước ngoài đã ảnh hưởng đến các công ty Nga.

Mặc dù có nhiều chuyển biến lịch sử gần đây trong quan hệ giữa Nga và Saudi, nhiều ý kiến tại Nga lại cho rằng Riyadh giống như một đối thủ chính trong ngành năng lượng và lo lắng về liên minh thân thiết với Mỹ. Trong khung luật pháp và dưới sức ép của vòng quay chính trị, FAS không hoàn toàn xem Aramco là người mua phù hợp. Họ sẽ bác bỏ hoặc chỉ hoãn quyết định cho đến khi thỏa thuận thông qua.

Đầu tháng này, công ty dịch vụ mỏ dầu có trụ sở tại Mỹ - Schlumberger đã phải bỏ thầu để mua Công ty khoan Eurasia trong những trường hợp tương tự.

Các rào cản quy định không chỉ là vấn đề tiềm năng duy nhất trong quan hệ giữa Nga và Saudi. Theo các báo cáo, CEO của Rosneft - Igor Sechin đã bày tỏ không ủng hộ thỏa thuận của Nga với OPEC, đặc biệt với Saudi Arabi. Theo ông Igor Sechin, điều đó sẽ khiến Nga tổn thương và có lợi cho Mỹ.

Trong hai năm qua, Moscow và Riyadh đã có nhiều cố gắng phối hợp chặt chẽ để xây dựng giá dầu. Gần đây nhất, Tổng thống Putin đã đồng ý thúc đẩy việc sản xuất dầu theo yêu cầu của Washington nhằm ngăn chặn sự tăng vọt của giá dầu do ảnh hưởng từ trừng phạt của Mỹ vào Iran, kiềm chế xuất khẩu dầu của Iran.

Tổng thống Nga xem sự hợp tác với Saudi Arabia trên thị trường dầu là một tài sản chiến lược trong nỗ lực mở rộng vị trí và ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai trong giới chính trị Nga cũng đồng quan điểm với tầm nhìn này.

Mặc dù Tổng thống Putin có nỗ lực tránh để Syria rơi vào vùng lầy quân sự khác giống như chiến tranh Afghanistan nhưng nhiều quan chức chính trị khác vẫn bày tỏ hoài nghi về việc tiếp tục duy trì hiện diện tại khu vực vốn đầy rẫy biến động này, giới chuyên gia nhận định.

Một số hoài nghi cho rằng việc gia tăng ảnh hưởng của Nag tại Trung Đông được xem là nguy hiểm.

Lập trường trong nước về quan hệ song phương với Saudi Arabia phản ánh căng thẳng lan rộng giữa hai nước trong bối cảnh vai trò của Nga vẫn phù hợp tại Trung Đông và thế giới.

Trong vài năm tới, lập trường quan hệ đang đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Nga có thể đi tới đâu và liệu Moscow sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ siêu cường trong lĩnh vực chính trị toàn cầu hay không?

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ