(Tổ Quốc) - Cuộc bầu cử tổng thống Ukraine dự kiến diễn ra vào ngày 31/3 tới.
Nga sẽ không cử các quan sát viên tới theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vì lý do an ninh, Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố ngày 8/2.
"Văn phòng của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu về Các Thể chế Dân chủ và Nhân quyền (OSCE/ODIHR) đã nhận được thông báo chính thức từ Bộ Ngoại giao Ukraine về việc Kiev từ chối công nhận những người quốc tịch Nga dự kiến sẽ đến nước này vào thời gian tới với tư cách là quan sát viên dài hạn và bắt đầu công việc theo nhiệm vụ của ODIHR để giám sát cuộc bầu cử tổng thống Ukraine", Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Bộ Ngoại giao Nga. (TASS)
"Trên thực tế, một quyết định như vậy là có thể dự đoán được trong bối cảnh có các tuyên bố của các quan chức cấp cao Ukraine và các hành động của Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) về việc thực hiện luật cấm người Nga tham gia giám sát bất kỳ cuộc bầu cử nào ở Ukraine", Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
"Chúng tôi coi quyết định của Ukraine từ chối công nhận các nhà quan sát Nga là vi phạm hiển nhiên các nghĩa vụ quốc tế đối với vấn đề thủ tục bầu cử được chấp nhận chung", Bộ Ngoại giao Nga nói.
Điều này kéo theo sự quan tâm cho thấy, quyết định của Kiev "đã giáng một đòn mạnh vào hình ảnh của ODIHR, bên nhìn nhận cơ chế này là tiêu chuẩn vàng của các nguyên tắc giám sát bầu cử."
"Trước tình hình này, có tính đến các mối lo ngại về an ninh đối với các đại diện của chúng tôi theo nhiệm vụ giám sát của ODIHR, Nga đã quyết định không gửi họ đến Ukraine", cơ quan này nhấn mạnh.
"Sự vắng mặt của các nhà quan sát Nga trong các nhiệm vụ giám sát quốc tế, cùng với việc tước đi quyền của hàng triệu công dân Ukraine cơ hội bỏ phiếu ở Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraine, sẽ đặt ra câu hỏi về tính minh bạch và vô tư của kết quả bỏ phiếu sắp tới", Bộ Ngoại giao Nga nói thêm.
"Chúng tôi kêu gọi các đối tác của chúng tôi, chủ yếu là các cố vấn phương Tây của Kiev về các vấn đề phát triển dân chủ, đưa ra đánh giá về mặt nguyên tắc đối với các hành động của chính quyền Ukraine và yêu cầu họ quay trở lại khuôn khổ pháp lý quốc tế", theo Bộ Ngoại giao Nga.
Hôm thứ Năm, Verkhovna Rada đã thông qua một đạo luật, theo đó "các cá nhân là công dân hoặc chủ thể của một quốc gia được Verkhovna Rada khẳng định là một quốc gia gây hấn hoặc xâm lược" và cả "các cá nhân được đề xuất [là quan sát viên] từ các quốc gia bị Verkhovna Rada ấn định là một quốc gia gây hấn hoặc một quốc gia xâm lược "không thể theo dõi các cuộc bầu cử tổng thống, quốc hội hoặc địa phương của nước này.