• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga tung phao cứu sinh cho Triều Tiên, lấp lửng chơi cờ nước đôi với Mỹ

Thế giới 05/10/2017 21:16

(Tổ Quốc) - Nga liên tục thúc đẩy hỗ trợ kinh tế cho Triều Tiên và phản đối các động thái của Mỹ nhằm lật đổ chính quyền Kim Jong Un.

Nước cờ Nga đối với Triều Tiên

Trong bối cảnh Moscow lo ngại rằng bất ổn chính trị sẽ ảnh hưởng đến an ninh khu vực, cũng như viễn cảnh Mỹ sẽ triển khai quân đội tại ngay cửa ngõ biên giới Nga, Moscow lo ngại sự sụp đổ của chính quyền Triều Tiên có thể sẽ tạo đà cho Mỹ triển khai binh lính tại biên giới phía Đông Nga.

Nhập mô tả ảnh

Mặc dù Moscow muốn cố gắng cải thiện quan hệ có phần đi xuống của Nga và Mỹ cùng với kỳ vọng mong manh phương Tây sẽ giảm các lệnh trừng phạt đối với Nga xung quanh vấn đề Ukraine nhưng Nga vẫn phản đối mạnh mẽ sự can thiệp của Washington đối với các vấn đề của nước khá, các nhà ngoại giao và phân tích Nga cho biết.

Nga hiện đang bày tỏ không hài lòng với việc hiện diện của quân đội NATO do Mỹ dẫn đầu tại biên giới phía Tây của châu Âu, nguồn tin tiết lộ.

Trong khi Nga hoàn toàn quan tâm đến việc bảo vệ Triều Tiên thì Moscow vẫn phải tuân thủ các nghị quyết của Liên Hợp Quốc liên quan đến biện pháp trừng phạt vụ thử tên lửa hạt nhân của Triều Tiên.

Rõ ràng, Moscow  đang “chơi nước đôi” khi một mặt tuân thủ nghị quyết LHQ, mặt khác lại lấp lửng nỗ lực giúp Triều Tiên tránh khỏi bị cô  lập bởi Mỹ.

Công ty của Nga vừa cung cấp kết nối mạng internet cho Triều Tiên trong tháng này. Mặc dù thỏa thuận này có thể được xem như một bước tiến tươi sáng ở quốc gia hạn chế người dân tiếp cận với thông tin bên ngoài, nguồn cung cấp từ Nga không phải là nguồn kết nối duy nhất của Triều Tiên với thế giới bên ngoài. China Unicom, một công ty viễn thông nhà nước Trung Quốc đã cung cấp dịch vụ internet cho Bình Nhưỡng khoảng 7 năm nay. Tuy nhiên, chính phủ Triều Tiên vẫn kiểm soát chặt chẽ kết nối internet của người dân.

Quan hệ thương mại song phương giữa hai nước lên tới 31.4 triệu đôla trong Quý I, năm 2017 bởi vì Moscow cho biết kim ngạch xuất khẩu dầu cao hơn so với năm ngoái, Bộ ngoại giao Nga xác nhận.

Ít nhất 8 tàu Triều Tiên chất đầy nguyên liệu rời Nga về nước trong năm nay mặc dù tuyên bố chính thức là ở điếm đến khác, một quan chức Mỹ cho biết.

Và Nga cho rằng, các nỗ lực của Mỹ trục xuất hàng chục nghìn lao động Triều Tiên nhằm gây  áp lực đối với Bình Nhưỡng. Moscow cũng đồng thời chống lại nỗ lực của Mỹ nhằm trục xuất hàng ngàn lao động Triều Tiên ở nước này hồi hương. Đây là lực lượng góp phần mang lại nguồn ngoại tệ về cho chính phủ Bình Nhưỡng.

“Điện Kremlin tin tưởng rằng chính quyền lãnh đạo Triều Tiên nên tự tin rằng, Mỹ không thể thay đổi thể chế nước này”, ông  Andrey Kortunov, Tổng Giám đốc Hội đồng Các vấn đề quốc tế Nga cho biết.

“Viễn cảnh Mỹ lật đổ chính quyền Triều Tiên đáng lo lắng. Kremlin hiểu rằng, các động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể đoán trước được. Thời cựu Tổng thống Barack Obama sẽ an toàn hơn bởi ông Obam không thực hiện bất cứ hành động nào gây bùng phát căng thẳng. Song, với Tổng thống Trump đã hoàn toàn khác.

Tổng thống Trump đã từng gọi nhà lãnh đạo Kim Jong Un là “người tên lửa” có sứ mệnh tự sát và tuyên bố trước Liên Hợp Quốc khả năng hủy diệt Triều Tiên nếu cần thiết.

Ông Trump cho rằng, ông Kim Jong Un sẽ không còn nhiều thwoif gian nữa nếu vẫn tiếp tục ôm tham vọng về tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân và nhắm vào Mỹ.

Biên giới chiến lược

Các nhà quan sát cho rằng, quan hệ kinh tế của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng thu hẹp lại sau các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên,  Nga dường như lại đang tăng cường hỗ trợ Bình Nhưỡng.

Nguồn tin cung cấp trên Reuters cho biết, Nga làm như vậy vì không muốn chế độ Triều Tiên sụp đổ.

Các nhà chính trị Nga liên tuc cho rằng Mỹ đang cố tình can thiệp vào chính trị các nước và góp phần khiến nhiều chế độ chính trị bị lâm vào khủng hoảng. Gần đây, Nga và Belarus đã tổ chức tập trận Zapad dựa trên kịch bản giả định Lực lượng liên quân 2 nước phối hợp đẩy lùi các lực lượng muốn tấn công và can thiệp vào lãnh thổ Belarus.

Vào năm 2011, Tổng thống Putin đã từng tuyên bố cựu Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đang muốn gây mâu thuẫn tại Nga và tuyên bố Mỹ nên để cho Triều Tiên yên ổn.

Trong khi Moscow vẫn lên án Bình Nhưỡng về các vụ thử tên lửa hạt nhân thì Tổng thống Putin đã nói trước diễn đàn tại thành phố Vladivostok vào tháng trước  rằng, ông hiểu được mối lo ngại về mặt an ninh của Bình Nhưỡng đối với Mỹ và các đồng minh.

“Nga sẽ phản đối mạnh mẽ việc Mỹ triển khai binh lính gần bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên đã từng nhìn thấy diễn biến như vậy tại Iraq. Giờ họ chỉ có tên lửa và vũ khí hạt nhân để phòng thủ. Bạn nghĩ rằng họ sẽ từ bỏ chúng hay không?”, ông Putin nhận định.

“Không có gì liên quan đến cá nhân”

Chuyên gia Kortunov cho rằng, việc Kremlin hỗ trợ Triều Tiên không dựa trên bất cứ tình cảm cá nhân nào. Điều này giống như Nga đang ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al Assad trong cuộc chiến chống khủng bố IS.

Vị trí của Moscow là gia tăng ảnh hưởng về mặt địa lý lẫn chính trị trong cuộc khủng hoảng này bởi vì thúc đẩy mối quan hệ với Bình Nhưỡng cũng giống như cách mà Nga đã hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Assad tại Trung Đông.

Theo ông Kortunov, Moscow nhận thấy rằng nếu chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong Un sụp đổ , giống như tầm ảnh hưởng của họ ở Trung Đông sẽ tụt giảm nghiêm trọng nếu kịch bản phiến quân Hồi giáo hạ bệ Tổng thống Assad xảy ra vào năm 2015 thì Nga sẽ mất mát nhiều tầm ảnh hưởng.

“Đây là hành động cân bằng quyền lực”, ông Kortunov cho hay.

“Mặt khác, các nhà chính trị Moscow thiết nghĩ rằng tình huống hiện tại và cấp độ tương tác giữa Moscow và Bình Nhưỡng sẽ đưa Nga trong cuộc cạnh tranh ngang tài ngang sức với Trung Quốc”, các nhà quan sát cho biết.

Nếu Mỹ muốn lật đổ chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong Un bằng sức mạnh quân đội thì Nga một mặt sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo ở biên giới, mặt khác với Triều Tiên bị đẩy tới bước đường cùng, số vũ khí họ đang phát triển và sở hữu có thể gây nguy hiểm khôn lường.

Vì thế mặc dù Nga vẫn đồng ý lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Bình Nhưỡng nhưng ông Putin vẫn hi vọng kinh tế tăng trưởng và giúp đỡ Triều Tiên tham gia vào các dự án của các quốc gia khác trong khu vực

“Chúng ta cần giúp  Triều Tiên hội nhập vào nền kinh tế khu vực”, ông Putin nhận định trong diễn đàn kinh tế ở Vladivostok hồi tháng trước.

 (Theo reuters)

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ