(Tổ Quốc) - Xung quanh các cuộc gặp gỡ gần đây của các quan chức cao cấp giữa hai nước, liệu Mỹ và Nga đưa mối quan hệ “gần gũi” hơn trong thời gian tới?
- 17.02.2017 “Putin cần Mỹ như Trump cần Nga”
Mối tơ vò quan hệ Mỹ và Nga?
Bộ trưởng quốc Mỹ Jim Mattis đã nói hôm 16/2 rằng, Mỹ chưa có ý định hợp tác quân sự với Nga ở thời điểm hiện nay, tuy nhiên lãnh đạo chính phủ hai nước sẽ nỗ lực tìm kiếm quan điểm chung về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.
Bộ trưởng quốc Mỹ Jim Mattis |
Đây là tuyên bố mạnh mẽ nhất của chính quyền Mỹ về triển vọng hợp tác quân sự với Nga, cho thấy quân đội hai bên sẽ khó sớm có thể có sự hợp tác đáng kể nào trong cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng.
Chính quyền Trump cũng luôn biểu hiện nhiều động thái để xích lại gần hơn quan hệ quân sự giữa Mỹ và Nga nhằm xây dựng sự hợp nhất vững chắc trên mặt trận chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tại Syria.
“Hiện tại, Nga và Mỹ chưa có một biểu hiện nào về sự hợp nhất về lĩnh vực quân sự. Các nhà lãnh đạo chính trị của hai nước sẽ nhanh chóng xây dựng một nền tảng chung của hai nước”, ông Jim Mattis nói với các nhà báo sau cuộc họp tại trụ sở của NATO, Brussels xung quanh các trăn trở về vụ tấn công mạng trong bầu cử Mỹ.
Chỉ sau vài giờ phát ngôn của ông Mattis, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: “Đây là lợi ích của hai nước nhằm khắc phục hiểu lầm hai nước. Rõ ràng, cần phải nhanh chóng thúc đẩy các thảo luận từ các nhóm quốc tế chung tay chống lực lượng khủng bố.”
Mặt khác, các cơ quan tình báo Mỹ vẫn khăng khăng buộc tội Nga và đưa ra kết luận, chính Nga tấn công và làm rò rỉ email của Đảng dân chủ trong chiến dịch bầu cử Mỹ, giúp Trump giành chiến thắng.
Việc từ chức của cố vấn an ninh Michael Flynn – nhân vật được xem là sợ dây kết nối giữa Mỹ và Nga lại đưa ra giả thiết rằng, sẽ khó khăn cho Moscow đến gần Mỹ.
Ông Flynn đã từ chức sau thú nhận đã có thảo luận riêng về lệnh trừng phạt của Mỹ với Nga và “lừa dối” phó Tổng thống Mike Pence về vấn đề này.
Khi được hỏi liệu ngài có tin rằng Nga đã can thiệp vào bầu cử Mỹ, ông Mattis đã trả lời: “Hiện tại, tôi sẽ chỉ có thể nói rằng, có rất ít nghi ngờ về Nga có can thiệp”.
Điện Kremlin cũng không đưa ra bất kỳ thông tin gì thêm về cuộc gặp giữa ông Putin và ông Trump trong thời gian tới.
“Chưa có chương trình cụ thể nào về cuộc gặp và cũng chưa biết được thông tin rõ ràng nào cả”, Tờ Interfax trích dẫn từ Trợ lý Tổng thống Nga Yuri Ushakov.
... Sẽ lùi hay tiến?
Ông Mattis đã từng đổ lỗi cho Nga phá vỡ quan hệ đồng minh NATO trước đó. Nói tại phiên họp kín tại trụ sở NATO vào hôm 15/2, ông Mattis cho rằng, việc hợp tác Nga và Mỹ là thực sự cần thiết.
Tân bộ trưởng quốc phòng Mỹ nói thêm rằng việc đầu tư vào quốc phòng chung là rất quan trọng, đồng thời chỉ ra những mối đe dọa đã nổi lên từ năm 2014, chẳng hạn như sự kiện Nga sáp nhập Crimea hay sự nổi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria và Iraq.
Ông Mattis nói: “NATO cần phải có sự đàm phán từ các thành viên “mạnh” khi muốn tăng cường gây quỹ quân sự. Điều này cũng thúc đẩy các động thái từ Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu.
“Nỗ lực xây dựng đối thoại với Nga nhằm khẳng định sức mạnh là điều có thể”, Tờ TASS của Nga trích dẫn từ phát ngôn của ông Mattis.
Ông Mattis cho rằng: “Tôi không cần biết phản ứng của Nga xung quanh các vấn đề này. Tuy nhiên, NATO liên tục khẳng định sức mạnh quân sự và bảo vệ quyền lợi dân chủ và tự do và sẽ là điều tốt đẹp cho thế hệ đi sau”.
Sự luẩn quẩn lại tiếp tục sau cuộc gặp gỡ đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov tại Đức; cuộc gặp giữa Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joe Dunford và Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nga, Đại tướng Valery Gerasimov tại thủ đô Baku của Azerbaijan.
Ông Lavrov vẫn bác bỏ cáo buộc cho rằng Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
“Các vị nên biết rằng, Nga sẽ không bao giờ can thiệp vào bất cứ vấn đề nội bộ của quốc gia nào trên thể giới”, ông Lavrov nhấn mạnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết Nga sẵn sàng khôi phục quan hệ hợp tác quân sự với Lầu Năm Góc, nhưng không chấp nhận sự bất bình đẳng và thái độ "bề trên" của Mỹ.
Theo ông Shoigu, những nỗ lực của Mỹ nhằm khối phục đối thoại với Nga dựa trên quan điểm "bề trên" là vô ích và không thể chấp nhận.
Theo các nhà phân tích thì chủ đích hai nước vẫn là gắn kết nhưng sẽ rất khó khăn cho cả Moscow và Washington để đạt được đồng thuận nếu vẫn còn tồn tại nhiều nghi ngờ và cứng nhắc trong quan hệ hai bên.
(Theo reuters)