• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga-Mỹ-Trung: Có thể trở thành mắt xích trong kỷ nguyên Trump?

Thế giới 19/01/2017 22:05

(Tổ Quốc) -Trước nhiều "khắc khoải", Trung Quốc dường như muốn góp mặt trong mắt xích Nga-Mỹ trong kỷ nguyên Trump.

 Trung Quốc luôn tỏ ra sẽ kiên nhẫn trong giai đoạn đầu của Chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump.

 

Bất đồng giữa Trump và Trung Quốc

Tổng thống mới đắc cử Donald Trump tỏ ra không đồng thuận với Hiệp định thương mại Châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc xem điều này là dấu hiệu đi xuống của trật tự thương mại thế giới trong đó Mỹ đứng đầu. Điều này cũng đồng nghĩa với cơ hội cho Trung Quốc tăng ảnh hưởng với thế giới.

Nền tảng của Trump là về kinh tế. Điều này đã tạo sự chú ý của Trung Quốc ngay từ trong chiến dịch bầu cử Mỹ. Sau chiến thắng vào tháng 11 trước bà Hillary Clinton, những ảnh hưởng của Trump đối với Trung Quốc liên tục được cho là “mơ hồ”.

Việc thiếu kinh nghiệm ngoại giao của Trump đã khiến cho Trung Quốc nhiều thất vọng, Trump dường như cứng rắn trong quan hệ Mỹ-Trung về vấn đề kinh tế, lờ đi sự hợp tác dài lâu và các mâu thuẫn chính trị giữa hai nước. Thêm vào đó, Trump đã chấp nhận cuộc gọi thoại từ Đài Loan của lãnh đạo Thái Anh Văn, điều này chưa bao giờ có tiền lệ trước đó.

Các dòng Twitter và những động thái gần đây chứng tỏ rằng ông Trump dường như cũng là người dễ thay đổi.  Bắc Kinh có thể không nắm hết được các biểu hiện của động thái “chống” Trung Quốc của Trump. Mặc dù hiện tại, các luận điệu đưa ra của Trump đều không hướng về châu Á, tuy nhiên, ở một vài khía cạnh nào đó, có thể Mỹ sẽ tìm cách hợp tác với Trung Quốc.

Sáu ngày sau khi ông Trump giành chiến thắng bầu cử Mỹ, chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc gọi thoại với ông Trump hôm 14/11. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, cả Trung và Mỹ đều bỏ qua các cuộc gặp chính thức của hai bên. Chỉ có cuộc gặp giữa các CEO của Trung Quốc và ông Trump bao gồm có Jack Ma, ông chủ Alibaba hay chủ tịch và giám đốc bảo hiểm Anbang Wu Xiaohui.

Các nhà phân tích và cố vấn chính sách ngoại giao Trung Quốc liên tục có các cuộc họp và thảo luận bàn tròn xung quanh vấn đề của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump. Mọi thảo luận đã có những đánh giá về quan hệ của Trung Quốc và Mỹ trong tương lai.

“Từ khi ông Trump chiến thắng Tổng thống, dường như chưa có cuộc gặp chính thức nào giữa hai bên, Trung Quốc luôn mong muốn gặp ông Trump”, Shi Yinhong, cố vấn Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, giám đốc trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Renmin Bắc Kinh.

Trước đó, ông Tập đã có cuộc gọi thoại với ông Trump và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hợp tác, tôn trọng lẫn nhau và tránh các mâu thuẫn.Theo Ni Shixiong, cựu hiệu trưởng trường Đại học Fudan Thượng Hải cho rằng, cuộc gọi thoại của ông Tập đã nhấn mạnh vào mong muốn của Trung Quốc trong quan hệ Trung-Mỹ nhưng, chúng ta vẫn phải kiên nhận chờ đợi các động thái của Trump bởi phong cách lãnh đạo có phần khác lạ so với các Tổng thống trước đó.

Ông Tập có thể khôn ngoan khi không đề cập đến tư duy mô hình mới trong quan hệ của nước lớn, vì thế, Trump sẽ không phản đối ý kiến này ngay lập tức. Ông Tập vẫn đang xem phản ứng của ông Trump nhiều hơn. Và chắc chắn tư duy xây dựng mô hình mới trong quan hệ của nước lớn vẫn tồn tại trong suy nghĩ của ông Tập”, ông Ni nói.

Chỉ 18 ngày sau cuộc gọi từ ông Tập, ông Trump lại phản ứng ngược lại, vi phạm vào điều cấm kỵ mà Trung Quốc vẫn duy trì từ trước đến nay. Đó là cuộc gọi với bà Thái Anh Văn.

Yan Xuetong, giám đốc viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Đại học Tsinghua Bắc Kinh cho hay, ông mong đợi các nỗ lực lớn hơn trong quan hệ Trung – Mỹ trong kỷ nguyên Trump.

“Trump sẽ không tiếp tục giữ cân bằng trong chính sách châu Á và sẽ không thay đổi tư duy của mình. Có thể hợp tác của Trung-Mỹ sẽ chỉ là vấn đề Đông Á”, Yan nói.

Theo ông Yan, Mỹ sẽ thêm Nga vào danh sách các quốc gia thúc đẩy quan hệ.

“Khi Mỹ không tìm thấy các lợi ích từ Đông Nam Á, Trump sẽ tập trung lợi ích từ Đông Á, trong đó có Đài Loan. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nga sẽ giống như một phép thử. Quan hệ ông Trump và ông Putin luôn được xem là tốt đẹp và nhiều triển vọng. Có khi nào sẽ là một trở ngại cho Trung Quốc khi cả Nga và Mỹ trở thành đồng minh chống lại Trung Quốc”, ông Yan đưa ra giả thiết.

 

 

Tìm “đồng minh” từ Nga

 Wu Dahui, chuyên gia về quan hệ Trung-Nga Đại học Tsinghua cho rằng, diễn đàn hợp tác an ninh giữa Bắc Kinh và Moscow vào hôm 7/1 cho hay, không có sự ảnh hưởng nào trong hợp tác Trung-Nga dưới thời Trump, thậm chí sẽ là thay đổi lớn trong quan hệ kinh tế hai nước, đặc biệt là hợp tác năng lượng.

“Yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ Trung-Nga là hợp tác chiến lược. Chúng ta có thể thoát khỏi lệnh trừng phạt từ phương Tây trong những năm 1989 bởi vì Nga không tham gia vào phương Tây. Cho đến hiện tại, Nga đã vượt qua các lệnh trừng phạt ấy bởi vì Trung Quốc không tham gia vào phương Tây”, ông Yan nói

Yuan Peng, phó chủ tich Viện quan hệ quốc tế Trung Quốc cho hay, quan trọng là Trung Quốc cần tìm kiếm sự gắn kết với Nga trong kỷ nguyên Trump.

“Trong khi ông Trump có thể áp các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga. Nhiều khi, sự hoài nghi của Mỹ với Nga sẽ còn mạnh hơn đối với Trung Quốc. Mỹ có thể không chấp nhận hợp tác với Trung Quốc ở một vài lĩnh vực nào đó nhưng, đối với Nga, nhiều khi là sự xung đột nội bộ bởi các mâu thuẫn không giải quyết được”, ông Yuan nói.

Theo ông Yuan, quan hệ cá nhân giữa ông Tập và ông Putin sẽ giúp cải thiện quan hệ song phương giữa Nga-Trung.

Vấn đề Triều Tiên: Sợi dây liên Nga-Trung-Mỹ

Mặt khác, với vấn đề của Triều Tiên, các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng sẽ là mối đe dọa lớn trong những năm tới. Họ sẽ tìm cách để thương thuyết với Triều Tiên để giảm đi sức ép từ quốc gia này.

Theo các tuyên bố của ông Kim Jong-un, Triều TIên đang hoàn tất giai đoạn cuối của chương trình phát triển tên lửa đạn đạo hạt nhân mà mục tiêu là Mỹ. Ông Trump cũng luôn tỏ ra nghi ngờ Trung Quốc không quán triệt mạnh trong vấn đề của Triều Tiên.

Tang Yongsheng, phó giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược, Đại học quốc phòng quốc gia Trung Quốc nói, Bắc Kinh có thể đang kiềm chế đối với Mỹ trước các cáo buộc của Triều Tiên, và rằng, Bắc Kinh nên linh hoạt để hợp tác với Nga và Mỹ giải quyết vấn đề này

“Bởi vấn đề Triều Tiên, cũng đã có một khoảng cách lớn khác biệt trong đánh giá của các chuyên gia và chính quyền Trung Quốc”, ông Tang nói.

Theo ông Tang, chính sách Triều Tiên của Bắc Kinh liên tục hạn chế việc phát triển hạt nhân của Bình Nhưỡng và căng thẳng leo thang. Trung Quốc cũng nỗ lực vạch ra chính sách toàn diện về nguyên nhân cốt lõi trong phản ứng của Triều Tiên đối với phương Tây. Đã đến lúc cần sự hợp tác của Mỹ-Nga-Trung để giải quyết mối đe dọa này.

(Theo scmp)

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ