• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nghiên cứu phát hiện những tiến bộ quan trọng đối với vaccine cúm đa năng

Thế giới 23/12/2022 12:45

(Tổ Quốc) - Theo hãng CNN, dịch bệnh cúm đang bùng phát ở Mỹ và dự đoán khả năng căn bệnh này sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai.

Trong một bước tiến quan trọng, các nhà nghiên cứu gần đây cho biết họ đã tạo miễn dịch cho động vật nhằm phòng chống khoảng 20 chủng virus cúm A và B, đánh dấu một bước quan trọng hướng tới mục tiêu tạo ra loại vaccine duy nhất chống lại tất cả các chủng cúm.

Nghiên cứu phát hiện những tiến bộ quan trọng đối với vaccine cúm đa năng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Các vaccine cúm hiện nay đang giúp bảo vệ cơ thể chống lại 4 chủng: hai chủng cúm A và hai chủng cúm B. Thành phần các loại vaccine này cũng được thay đổi hàng năm để phòng ngừa phân loại chủng theo mùa. Một số chủng đang xuất hiện ở người nhưng nhiều chủng khác lại xuất hiện ở động vật và các nhà khoa học lo ngại virus có thể bất ngờ lây từ động vật sang người khi chúng ta tiếp xúc với loại virus mà hệ thống miễn dịch của chúng ta chưa kịp phát hiện. Vì vậy, sự ra đời của vaccine cúm đa năng sẽ giúp ích cho điều này. Những mũi tiêm đa hóa trị này sẽ chuẩn bị giúp cơ thể nhận ra các loại virus. Nếu bất kỳ loại virus nào trong số chúng xâm nhập vào người thì sẽ giúp ngăn ngừa bệnh nặng và tránh tử vong.

Một số loại vaccine cúm đa năng đang ở trong các giai đoạn phát triển và thử nghiệm khác nhau, trong đó có một loại vaccine do Viện Y tế quốc gia Mỹ phát triển. Ở nghiên cứu hiện tại, mũi tiêm thử nghiệm chỉ được sử dụng ở chuột và chồn sương. Tạp chí Khoa học Mỹ đã đăng kết quả báo cáo này. Các nhà nghiên cứu cho biết đang tiếp tục xem xét quy trình sản xuất vaccine theo tiêu chuẩn chất lượng dành cho người và đặt mục tiêu thử nghiệm trên người đến năm 2023. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng nếu những thử nghiệm đó thành công thì vaccine có thể bảo vệ con người trong trường hợp xảy ra một đại dịch cúm khác.

Ứng dụng khác của công nghệ mRNA

Để tạo ra vaccine, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ mRNA từng đưa vào sử dụng trong vaccine Covid-19. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã bắt đầu những thí nghiệm này vào năm 2017, nhiều năm trước khi vaccine Covid-19 đầu tiên ra đời. Trên thực tế, chính nghiên cứu đó đã đặt nền móng cho vaccine Covid-19.

Trong quá trình tìm kiếm loại vaccine cúm đa năng, các nhà khoa học đã nghiên cứu cẩn thận các loại vaccine cúm, tìm kiếm các cấu trúc giống nhau giữa các chủng. Ý tưởng là nếu có thể tìm thấy một hoặc hai vùng gen không thay đổi nhiều từ chủng này sang chủng khác thì họ có thể đào tạo hệ thống miễn dịch tạo kháng thể chống lại những vùng bị lây nhiễm và bảo vệ con người khỏi nhiều loại virus cùng một lúc.

Tiến sĩ Jennifer Nayak, Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa, người nghiên cứu các phản ứng miễn dịch đối với bệnh cúm tại Trung tâm Y tế Đại học Rochester cho biết cách tiếp cận này đã được chứng minh là phức tạp và bà không tham gia vào nghiên cứu mới.

"Trong số 20 chủng cúm đã biết, có một số phần giống nhau giữa chúng nhưng rất ít. Đôi khi, hệ thống miễn dịch phản ứng khác nhau giữa các loại virus", Tiến sĩ Jennifer Nayak nhận định.

Nhóm làm việc về vaccine mới do các nhà nghiên cứu tại Viện Miễn dịch học của Đại học Pennsylvania dẫn đầu đã thử nghiệm một số khác biệt.

"Thay vì cố gắng tìm thứ gì đó khác biệt, việc sử dụng loại vaccine công nghệ mRNA có thể đáp ứng điều này", nhóm nghiên cứu này chia sẻ.

Ông Scott Hensley, tác giả chính của nghiên cứu mới và là nhà vi trùng học tại Viện Miễn dịch học Pennsylvania cho biết hemagglutinin là loại protein bám trên bề mặt của virus cúm, rất giống với các protein tăng đột biến trên virus SARS-CoV-2. Các protein HA trông khá giống với những que diêm nhô ra khỏi quả táo, với phần đầu hình cầu nằm trên một cuống dài hơn.

"Những gì chúng tôi phát hiện ra là những loại vaccine này tạo ra lượng kháng thể rất cao chống lại nhiều virus cúm và các kháng thể phản ứng với cả phần đầu hình cầu, phần trên cùng của HA cũng như phần cuống hemagglutinin," Hensley nói.

Tuy nhiên, trước khi các nhà nghiên cứu thử nghiệm điều đó, họ đã tiêm phòng cho các nhóm chuột loại kháng nguyên mà họ muốn đưa vào vaccine để đảm bảo rằng, ở điều kiện riêng biệt, mỗi con chuột đều tạo ra phản ứng miễn dịch. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng thử nghiệm những mũi tiêm này trên động vật chưa bao giờ tiếp xúc với bệnh cúm và trên động vật trước đó đã bị nhiễm vi-rút cúm H1N1. Điều này sẽ nhận biết liệu mũi tiêm tăng cường có chọn lọc các kháng thể trước các chủng cúm mà chuột đã có trong ký ức miễn dịch của chúng hay không.

"Tôi nghĩ rằng đây là một bằng chứng khoa học về cách vaccine mới thực sự phát triển. Mới chỉ là chuột và chồn. Con người rõ ràng là những sinh vật phức tạp hơn nhiều về mặt di truyền và miễn dịch", Tiến sĩ Kathy Neuzil, giám đốc Trung tâm Phát triển Vắc xin và Sức khỏe Toàn cầu tại Đại học Y Maryland cho biết./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ