(Tổ Quốc)- Vào khoảng 17h30, tại TP.HCM, lượng mây mù dày đặc nên người dân không thể quan sát được rõ ràng các giai đoạn của nguyệt thực.
- 07.11.2022 "Trăng máu hải ly" - Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm sắp diễn ra: Làm sao để quan sát được tại Việt Nam?
- 16.05.2022 Siêu nguyệt thực đầu tiên của năm: Dân tình háo hức ngắm "chị Hằng khoe sắc" từ khắp nơi trên thế giới
- 14.05.2022 Nguyệt thực "trăng máu" sẽ diễn vào ngày mai, dân tình rần rần háo hức nhưng người xưa lại có quan niệm khác
- 16.11.2021 Nguyệt thực là gì? Bí mật về nguyệt thực dài nhất sắp diễn ra ở Việt Nam
Thông tin nguyệt thực toàn phần đạt cực đại hay còn gọi là "trăng máu" vào chiều tối ngày 8/11 nhanh chóng chiếm sóng các diễn đàn mạng xã hội.
Ghi nhận từ 6 giờ kém ngày 8/11 tại Ga tàu thuỷ Bến Bạch Đằng, quận 1, nhiều người dân TP.HCM đã có mặt chờ được "thưởng trăng". Một số mang người còn mang theo kính thiên văn, cùng nhiều ống nhòm phục vụ việc nhìn ngắm nguyệt thực được rõ hơn.
Theo thông tin, nguyệt thực sẽ bắt đầu từ khoảng 3 giờ chiều đến 8 giờ tối (giờ Việt Nam). Do vị trí Mặt Trăng vẫn nằm ở dưới đường chân trời trong ba giai đoạn đầu tiên nên người xem chỉ có thể quan sát nguyệt thực từ giai đoạn cực đại, bắt đầu từ 18 giờ.
Tuy nhiên, vào thời điểm trên, tại TP.HCM, lượng mây mù dày đặc nên người dân không thể quan sát được rõ ràng các giai đoạn của nguyệt thực. Dưới đây là một số hình ảnh nguyệt thực chụp tại Công viên Bến Bạch Đằng, TP.HCM.
CLIP: Người dân TP.HCM tập trung ngắm "mặt trăng máu" cuối cùng của năm 2022