• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Người giàu Trung Quốc lựa chọn đầu tư khác nhau theo độ tuổi

Thế giới 17/03/2022 15:27

(Tổ Quốc) - Người giàu Trung Quốc có các lựa chọn đầu tư khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi.

Theo SCMP, nghiên cứu chỉ ra rằng, trong khi tầng lớp trung lưu Trung Quốc, thuộc nhóm tuổi sinh vào những năm 1920 và 1930, thường lựa chọn tập trung đầu tư vào giáo dục, nghề nghiệp và phát triển trong nước thì giới giàu ở độ tuổi khoảng 40 chủ yếu theo đuổi giấc mơ phân bổ tài sản toàn cầu và những chuyến du lịch nước ngoài xa xỉ.

Giới giàu Trung Quốc lựa chọn đầu tư khác nhau theo độ tuổi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Lựa chọn đầu tư khác nhau theo nhóm tuổi

Stephen Yao, một cư dân Quảng Đông thường xuyên đi nước ngoài, lên tới 20 lần/năm, để tìm hiểu thị trường đầu tư cho các khách hàng giàu có Trung Quốc. Các điểm đến nổi tiếng phải kể đến như Kyoto, Bangkok, Pattaya và Kuala Lumpur.

Đại dịch Covid đã khiến công việc kinh doanh của Yao phải tạm dừng đột ngột. Chuyến đi nước ngoài cuối cùng của Yao là từ tháng 3/2020. Không thể đi nước ngoài do đóng cửa biên giới, Yao (46 tuổi) và khách hàng của anh đã "lỡ" khá nhiều hoạt động mua bán bất động sản ở nước ngoài. Cho dù hiện tại Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế đi lại nhưng Yao vẫn tiếp tục hy vọng cuộc sống có thể trở lại hoàn toàn bình thường như thời điểm trước Covid-19: có thể tự do đi du lịch, đầu tư toàn cầu và nghỉ hưu ở nước ngoài. Đó cũng là khát vọng chung của tầng lớp trung lưu Trung Quốc sinh ra từ những năm 1970.

Ở một khía cạnh khác, ông Jay Li, Giám đốc doanh nghiệp thương mại điện tử - đại diện cho nhóm tuổi sinh ra vào những năm 1920 đã chi 3 triệu nhân dân tệ (470.000 USD) để đầu tư trang hoàng cho căn hộ rộng 90m2 ở Quảng Châu.

"Ngôi nhà có thiết kế sang trọng và bộ sưu tập hiện đại. Chúng tôi có tài sản tốt để giữ giá trị lâu dài trong nước", ông Li nói.

Tư duy làm giàu của ông Li nằm trong chiến lược "mục tiêu kép" mà chính phủ Trung Quốc đặt ra, trong đó tập trung phát triển kinh tế ở thị trường nội địa.

Theo Stephen Yao, từ trước đến nay, nhiều thế hệ thiên niên kỷ (Millennials) và thế hệ Z mới đây của Trung Quốc đã đóng góp khá nhiều cho đất nước trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, giải trí trực tuyến và game. Tuy nhiên, hai thế hệ giàu có của Trung Quốc đều có các lựa chọn tiêu dùng khác biệt. 

"Mặc dù thế hệ thiên niên kỷ có thể lựa chọn đi du lịch nước ngoài sau khi các biện pháp nới lỏng hoàn toàn được dỡ bỏ nhưng rất ít người đầu tư bất động sản ở nước ngoài", Yao nhấn mạnh.

Ý kiến của Yao từng được đề cập trong Sách Trắng 2021 về tầng lớp trung lưu mới. Báo cáo này cũng đã được Wu Xiaobo – một trong những công ty truyền thông tài chính độc lập hàng đầu của Trung Quốc- đưa tin.

Trang này dẫn tin, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc từ tuổi 40 trở lên chủ yếu theo đuổi phân bổ tài sản toàn cầu, quan tâm đến nhập cư, chăm sóc y tế, hưu trí và bảo toàn tài sản. Trong khi đó tầng lớp trung lưu thuộc nhóm tuổi sinh ra vào những năm 1920 hay 1930 lại thích tập trung vào phân bổ tài sản trong nước.

Theo Sách Trắng này, thu nhập trung bình hàng năm trước thuế của các gia đình trung lưu giàu có Trung Quốc ở khoảng 660.000 nhân dân tệ. Khoảng 60% người thuộc tầng lớp trung lưu thượng lưu làm việc ở 4 lĩnh vực là internet, sản xuất, tài chính và bất động sản.

Lựa chọn của giới giàu thế hệ Z

Tuy nhiên, thế hệ trẻ hơn lại khác.

Belle Liang, Giám đốc điều hành công ty cung cấp dịch vụ lướt sóng Hainan Wakesurf Paradise ở Tam Á, tỉnh Hải Nam cho biết đầu tư trong nước của giới trẻ giàu có Trung Quốc hiện nay tập trung kinh doanh du lịch ở các hòn đảo nhiệt đới.

"Hàng chục câu lạc bộ lướt sóng ra đời ở Tam Á kể từ tháng 7/2021. Trước đây, giới giàu có thuộc thế hệ Z thường thích khoe khoang đã đến những quốc gia khác nhau trên thế giới nhưng ngày nay, thế hệ này lại thích nói chuyện về các câu lạc bộ lướt sóng trong nước hoặc những khu nghỉ dưỡng trượt tuyết mà họ đã đến", Liang nói.

Thế hệ Z của Trung Quốc được thống kê có khoảng 200 triệu người vào năm 2020. Hiện nay, nhóm tuổi này của Trung Quốc sẵn sàng chi tiêu phóng khoáng ở trong nước và cũng sở hữu nhiều hơn các thương hiệu kinh doanh địa phương.

Li Bingyue, Giám đốc hoạt động của nền tảng mua sắm nhóm trực tuyến có trụ sở ở Quảng Đông đã chứng kiến số lượng thành viên tăng lên hơn 3 triệu kể từ đợt bùng phát do Covid-19. Hầu hết phụ nữ trung lưu của Trung Quốc đều sống ở các thành phố cấp 1 hoặc cấp 2.

"Không giống với những ngày đầu khi nhiều người đổ xô đi mua hàng hóa nước ngoài, hiện tại tôi thấy khoảng cách chi tiêu các sản phẩm trong nước và ngoài nước ngày càng thu hẹp", ông Li chia sẻ.

"Người dùng càng trẻ tuổi thì càng quan tâm đến các thương hiệu mới hợp xu hướng thời trang trong nước. Và những người sinh vào những năm 1930 hay 1940, chẳng hạn như tôi, trước đây thường đến du lịch ở Hong Kong và Nhật Bản để mua các mặt hàng thiết yếu hàng ngày nhưng hiện tại, tôi đã chuyển sang kinh doanh hàng nội địa. Tôi nhận thấy chất lượng không hề tồi", ông Li nói thêm.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ