• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nhắm thẳng Venezuela, Mỹ tung trừng phạt vào tập đoàn dầu Nga

Thế giới 19/02/2020 11:42

(Tổ Quốc) - Mỹ hôm thứ ba đã gia tăng sức ép lên Venezuela.

Washington đã đưa vào danh sách đen một công ty con thuộc tập đoàn dầu mỏ lớn của Nga Rosneft mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump cho rằng đã cung cấp một con đường huyết mạch tài chính cho chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro.

Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Rosneft Trading SA, đơn vị giao dịch của Rosneft có trụ sở tại Geneva, khi Washington nhắm mục tiêu vào Moscow về việc nước này ủng hộ chính phủ Venezuela.

Động thái này càng làm phức tạp thêm quan hệ Mỹ - Nga đã đầy sóng gió. Về phần mình, Nga lên án các lệnh trừng phạt này, nói rằng điều này sẽ không ngăn cản Moscow tiếp tục làm việc với Venezuela. Bộ Ngoại giao Nga cho biết động thái như vậy sẽ làm tổn hại thêm quan hệ với Washington và làm suy yếu thương mại tự do toàn cầu.

Nhắm thẳng Venezuela, Mỹ tung trừng phạt vào tập đoàn dầu Nga - Ảnh 1.

Mỹ tiếp tục tăng sức ép vào năng lượng Nga và chính quyền Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Ảnh: Reuters.

Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela, ông Jorge Arreaza, đã gọi hành động của Hoa Kỳ là đơn phương, và nói rằng Washington tiếp tục "tấn công người dân Venezuela".

Các quan chức Mỹ cáo buộc công ty con của Rosneft đã hỗ trợ ngành dầu mỏ Venezuela và tham gia vào các "thủ đoạn vụng trộm" và hoạt động vận chuyển từ tàu sang tàu để chủ động tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tôi nghĩ rằng đây là một bước đi rất quan trọng và tôi nghĩ các bạn sẽ thấy các công ty trên toàn thế giới trong lĩnh vực dầu mỏ rời xa việc giao dịch với Rosneft Trading, ông Elliott Abrams, đại diện đặc biệt của Mỹ về Venezuela, nói với các phóng viên.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết thêm trong một tuyên bố, Mỹ đang quyết tâm ngăn chặn việc chính quyền ông Maduro lấy đi tài sản dầu lửa của Venezuela.

Rosneft gọi các lệnh trừng phạt này một sự "vi phạm" và nói rằng chính quyền Mỹ, trong các cuộc trò chuyện với công ty này, đã nhiều lần nhận ra rằng họ không vi phạm bất kỳ hạn chế nào. Rosneft cho biết Bộ Tài chính Hoa Kỳ không đưa ra bất kỳ bằng chứng vi phạm nào.

Mỹ vào tháng 1 năm 2019 đã công nhận thủ lĩnh phe đối lập Venezuela Juan Guaido là người đại diện cho chính quyền Venezuela và đã tăng cường các lệnh trừng phạt và áp lực ngoại giao nhằm vào chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro. Ông Maduro vẫn đang giữ cương vị lãnh đạo đất nước, nhận được sự hỗ trợ của quân đội và sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nga, Trung Quốc và Cuba.

Cùng với các lệnh trừng phạt này, Mỹ cũng đã cấp giấy phép chung cho phép các công ty 90 ngày để hoàn tất các giao dịch của họ với Rosneft Trading. Các lệnh trừng phạt vào thứ ba đã đóng băng mọi tài sản do Rosneft Trading và người đứng đầu chi nhánh này Didier Casimiro, người cũng giữ chức phó chủ tịch của công ty mẹ, nắm giữ tại Hoa Kỳ.

Không rõ liệu động thái hôm thứ ba này có làm giảm doanh thu xuất khẩu chảy vào chính phủ Maduro hay không, nơi tiếp tục nhận được hưởng sự ủng hộ của Moscow trong bối cảnh căng thẳng vẫn đang diễn ra.

Khác biệt sâu sắc

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Bảy đã thảo luận về động thái trừng phạt này với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov bên lề hội nghị an ninh Munich ở Đức, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho biết.

Rõ ràng chúng ta có sự khác biệt sâu sắc về những gì đang xảy ra ở Venezuela và lối thoát cho Venezuela là gì, ông Abrams nói, khi được hỏi về cuộc thảo luận của ông Pompeo và ông Lavrov.

Moscow đã đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với Venezuela, khi chính phủ và Rosneft cung cấp ít nhất 17 tỷ USD cho các khoản vay và hạn mức tín dụng kể từ năm 2006, và cũng đã hỗ trợ thể hiện sự hỗ trợ về mặt ngoại giao.

Theo danh sách, Rosneft là công ty dầu lớn nhất thế giới theo sản lượng.

Theo Reuters, thông qua các chi nhánh, bao gồm Rosneft Trading và TNK Trading, họ đã tiếp nhận hơn một phần ba lượng xuất khẩu dầu của Venezuela vào năm ngoái, theo tài liệu của PDVSAftime và dữ liệu theo dõi tàu Refinitiv Eikon, để bán lại cho các khách hàng cuối, chủ yếu ở châu Á. Bằng cách đó, tập đoàn này đã trở thành bên trung gian lớn nhất của dầu Venezuela trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

TNK Trading chưa bị Bộ Tài chính đưa vào danh sách trừng phạt

Công ty dầu khí nhà nước PDVSA của Venezuela trong một tuyên bố hôm thứ ba đã bác bỏ các lệnh trừng phạt và cho biết Rosneft "có thể tin tưởng vào chúng tôi về tất cả các hỗ trợ cần thiết cho sự liên tục trong hoạt động và thương mại".

Các quan chức Hoa Kỳ đã lưu tâm đến sự cần thiết phải thận trọng khi nhắm mục tiêu vào một công ty vươn xa như Rosneft vì có nguy cơ gây ra thiệt hại ngoài ý muốn cho lợi ích của người Mỹ và đồng minh.

Hoa Kỳ sẽ có cuộc đối thoại với Trung Quốc và Ấn Độ, những người mua dầu hàng đầu của Venezuela và với các quan chức Tây Ban Nha về các hoạt động của công ty Repsol của Tây Ban Nha liên quan đến Venezuela, Abrams nói. Repsol từ chối bình luận.

Tập đoàn Chevron có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng chịu sự chỉ trích của các quan chức chính quyền Trump vì các hoạt động kinh doanh dầu Venezuela của công ty có liên doanh với PDVSA. Chính phủ Hoa Kỳ vào tháng 1 đã gia hạn giấy phép cho Chevron hoạt động tại Venezuela cho đến ngày 22/4. Chevron cho biết các hoạt động của họ là hợp pháp theo giấy phép.

Abrams từ chối bình luận về Chevron.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ