(Tổ Quốc) - Sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng của Nhật Bản này có gì đặc biệt về công nghệ?
Theo kế hoạch dự kiến, vào 9h26’ ngày 28/8 (theo giờ địa phương), tên lửa đẩy H-2A sẽ rời bệ phóng từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima trên đảo Tanegashima, tỉnh Kagoshima, miền Tây Nam Nhật Bản. Tuy nhiên, sứ mệnh này đã bị hoãn 24 phút trước giờ phóng.
Cụ thể, trong thông báo trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), Mitsubishi Heavy Industries (MHI), công ty chế tạo và vận hành tên lửa H-2A, đơn vị phụ trách phóng tàu đổ bộ của Nhật Bản nêu rõ nguyên nhân hoãn vụ phóng này là vì các điều kiện gió ở thượng tầng khí quyển không thuận lợi.
Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) hiện vẫn chưa công bố ngày phóng mới. Trong khi đó, bệ phóng ở Trung tâm Vũ trụ Tanegashima được đặt chỗ đến ngày 15/9. Trước đó, vụ phóng tàu đổ bộ Mặt Trăng của Nhật Bản từng bị dời lại 2 lần vì thời tiết xấu.
Tên lửa H-I2A trên bệ phóng của Trung tâm Vũ trụ Tanegashima, đảo Tanegashima (Nhật Bản) ngày 28/8. Ảnh: Reuters
Tàu đổ bộ của Nhật Bản lần đầu áp dụng công nghệ đặc biệt
Tên lửa H-2A sẽ mang tàu đổ bộ Mặt Trăng SLIM do JAXA phát triển. Theo đại diện JAXA cho biết, tàu đổ bộ SLIM được thiết kế nhỏ gọn để chứng minh khả nặng hạ cánh chính xác ở một địa điểm vụ thể trong phạm vi 100 m, thay vì vài km thông thường, bằng cách dựa vào công nghệ hạ cánh có độ chính xác cao trên bề mặt Mặt Trăng - đây chính là điểm đặc biệt của công nghệ này. CNN cho biết, từ trước đến nay, chưa có quốc gia nào áp dụng công nghệ này.
SLIM có thiết kế gọn nhẹ, có thể thuận lợi khi các cơ quan vũ trụ lên kế hoạch cho các sứ mệnh thường xuyên hơn và khám phá các mặt trăng xung quanh các hành tinh khác như Sao Thổ. JAXA cho rằng, nếu SLIM thành công, nó sẽ chuyển đổi các nhiệm vụ từ "hạ cánh ở nơi chúng ta có thể trở thành hạ cánh ở nơi chúng ta muốn".
Mô phỏng tàu SLIM trên bề mặt Mặt Trăng. Ảnh: JAXA
Theo kế hoạch, tàu SLIM sẽ đi vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng khoảng 3 đến 4 tháng, kể từ thời điểm rời bệ phóng và có khả năng con tàu đáp xuống bề mặt Mặt Trăng sau 4 đến 6 tháng.
Ngoài ra, nếu tàu đổ bộ SLIM thành công đáp xuống bề mặt Mặt Trăng một cách an toàn, Nhật Bản sẽ trở thành quốc gia thứ 5 làm được điều này, sau Liên Xô, Mỹ, Nhật Bản và mới đây nhất là Ấn Độ sau cuộc đổ bộ lịch sử vào ngày 23/8 lên Mặt Trăng.
Cùng bay trên tên lửa H-2A là vệ tinh mang tên Nhiệm vụ Quang phổ và Chụp ảnh tia X (XRISM). Đây chính là vệ tinh chụp ảnh tia X do JAXA, NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cùng phát triển và được thiết kế nhằm nghiên cứu quá trình vũ trụ tiến hóa. So với các bước sóng ánh sáng khác, tia X ngắn đến mức chúng đi qua các gương hình đĩa để quan sát và thu thập ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại và tia cực tím như kính viễn vọng không gian James Webb và Hubble.
Sau khi hạ cánh thành công, tàu SLIM sẽ tiến hành nghiên cứu môi trường ở bên trong Shioli, hố va chạm rộng 300 m nằm tại vùng đồng bằng Mare Nectaris. Khu vực có tọa độ khoảng 13 độ vĩ nam và 25 độ kinh đông, nằm ở phía gần của Mặt Trăng.
Sứ mệnh phóng tàu đổ bộ của Nhật Bản hiện đang thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế trong bối cảnh Ấn Độ đã thực hiện thành công sứ mệnh đổ bộ lịch sử lên vùng cực nam của Mặt Trăng ngày 23/8.
Ông Richard Kelley, nhà nghiên cứu chính của XRISM tại NASA, kỳ vọng sứ mệnh của Nhật Bản sẽ cung cấp thêm thông tin về những gì được phóng ra từ các lỗ đen siêu lớn tại trung tâm các thiên hà.
Bài viết tham khảo nguồn: CNN, Space