(Tổ Quốc) - Để nâng cao hiệu quả hoạt động trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn là mối đe dọa, nhiều giải pháp đã được Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hậu Giang triển khai, trong đó sử dụng hình thức online, cập nhật thông tin về thị trường lao động qua web vieclamhaugiang.vn, facebook, zalo, phát tờ rơi ...
- 24.11.2020 Huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc): Phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải quyết việc làm cho 1.800 lao động năm 2020
- 24.11.2020 Đắk Lắk: Thực hiện đồng bộ giải pháp để hoàn thành mục tiêu giải quyết việc làm cho 4.100 lao động trong năm 2020
- 23.11.2020 Huế: 10.467 người lao động đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
- 21.11.2020 Doanh nghiệp sử dụng lao động phấn khởi khi tiếp cận được gói hỗ trợ 16.000 tỉ đồng
Tỉnh Hậu Giang những năm gần đây đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp nên nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hậu Giang trong việc tư vấn, kết nối tuyển dụng lao động cũng như dự báo, thông tin thị trường lao động, cùng với đó là đảm bảo thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Để nâng cao hiệu quả hoạt động trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn là mối đe dọa, nhiều giải pháp đã được Trung tâm triển khai, trong đó sử dụng hình thức online, cập nhật thông tin về thị trường lao động qua web vieclamhaugiang.vn, facebook, zalo, phát tờ rơi ...
Ngoài ra, Trung tâm cũng triển khai các phiên giao dịch việc làm tổ chức định kỳ với sự tham gia của UBND các huyện, xã và các đoàn thể và các doanh nghiệp, người dân. Thông qua các hình thức như: phiên giao dịch việc làm lưu động, hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm... đã tạo ra kênh kết nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp.
Giai đoạn từ 2016-2020, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới và giải quyết việc làm cho trên 73.000 lao động, dự báo đến cuối năm 2020 toàn tỉnh tạo việc làm mới và giải quyết việc làm cho trên 91.000 lao động, đạt 121,38% kế hoạch.
Mới đây, Trung tâm DVVL Hậu Giang đã thành lập Tổ hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng, đào tạo để ổn định nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh...
Thời gian qua, ngoài việc chủ động phòng chống dịch bệnh, tạo việc làm cho người lao động, Trung tâm DVVL tỉnh Hậu Giang còn đặc biệt thực hiện tốt việc giải quyết bảo hiểm thất nghiệp (BHTT).
Chính sách BHTN đã và đang là điểm tựa cho người lao động khi bị mất việc làm, để họ ổn định cuộc sống. Theo số liệu thống kê của Trung tâm DVVL tỉnh, tính đến giữa tháng 7/2020, Trung tâm đã tiếp nhận 5.612 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Qua đó đã thẩm định và ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 4.879 người.
Khẳng định vai trò của chính sách BHTN trong việc đảm bảo an sinh xã hội, bà Trần Xuân Duyên, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, cho biết: “Khi tham gia BHTN, người lao động mất việc làm không chỉ được trợ cấp một khoản kinh phí để trang trải cuộc sống mà còn được giúp đỡ về mặt tinh thần, được tư vấn giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề.
Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh công tác tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề đưa người lao động sớm trở lại thị trường lao động. Cùng với đó, tuyên truyền về các quy định mới liên quan đến việc tham gia và hưởng BHTN của người lao động, góp phần đưa chính sách ngày càng đi vào cuộc sống...”./.
Theo sở LĐTBXH tỉnh Hậu Giang, trong giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh phấn đấu đặt ra mục tiêu đào tạo nghề cho 32.500 lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo 70% vào năm 2025, đào tạo gắn với địa chỉ sử dụng lao động của doanh nghiệp…Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo.
Để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề trong giai đoạn tới, Sở LĐTBXH tỉnh Hậu Giang phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp…
Đồng thời, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên chủ động làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp và đẩy mạnh công tác tuyển sinh; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo, tạo điều kiện cho người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp theo quy định hiện hành.