• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nhu cầu du lịch công tác trên thế giới khó trở lại bình thường

Thế giới 24/04/2023 13:04

(Tổ Quốc) - Trang CNBC dẫn tin thời kỳ của những chuyến công tác xa hoa, chi tiêu mạnh tay có thể đã qua.

Trong báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu Morning Consult cho biết xu hướng du lịch công tác chưa thể trở lại bình thường giống như trước đại dịch Covid-19. Theo báo cáo " "Business, but Not as Usual" (Kinh doanh nhưng không như bình thường), ngân sách doanh nghiệp hiện đang eo hẹp hơn và xu hướng làm việc trực tuyến đã thay đổi vĩnh viễn nhu cầu du lịch công tác.

Nhu cầu du lịch công tác trên thế giới khó trở lại bình thường - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn NY Times

Báo cáo cho biết xu hướng nhân khẩu học đang thay đổi, khách doanh nhân giờ đây trẻ hơn và thường lựa chọn hạng bay phổ thông.

"Nhu cầu trước đây của du khách thường chi mạnh tay mua vé máy bay hạng nhất sẽ không còn phù hợp với xu hướng hiện nay", báo cáo nêu rõ.

Theo báo cáo, mô hình du lịch công tác đang dần trở nên khó nắm bắt, kết tinh cho xu hướng bình thường mới cho ngành công nghiệp.

Các doanh nghiệp đang cắt giảm du lịch

Trong khi du lịch giải trí tiếp tục phát triển trên khắp thế giới, các chuyến đi công tác ở Mỹ đã bị đình trệ vào năm ngoái. Với sự tham gia của khoảng 4.400 người Mỹ, cuộc khảo sát cho thấy các chuyến công tác - cả trong nước và quốc tế - chỉ tăng 1% vào năm 2022. So với trước đại dịch Covid-19, ít người đi công tác hơn — và những người đi công tác cũng ít thường xuyên hơn. Gần 1/3 người số người được hỏi cho biết công ty đã thay đổi chính sách đi công tác, phổ biến nhất là giảm tần suất cho các chuyến công tác (60%) hoặc cử ít nhân viên đi công tác hơn (56%). Khoảng 1/2 (54%) cho biết các công ty cũng đang xem xét kỹ lưỡng hơn chi phí đi lại.

Theo Morning Consult, các chuyến du lịch công tác giảm mạnh và bị ảnh hưởng bởi các cuộc rút lui của công ty, triển lãm thương mại và du lịch. Các ý kiến tham gia khảo sát cũng đều nói rằng những chi phí đi lại giảm đi nhằm cải thiện sức khỏe và thể chất của nhân viên trước nhu cầu lớn trong các công ty là làm việc trực tuyến vào thời gian này.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao trong cuộc khảo sát cũng chỉ ra tính bền vững, nhấn mạnh lưu ý "yếu tố không gắn liền với các sự kiện hoặc điều kiện tạm thời".

Áp lực đáp ứng mục tiêu bền vững

Theo nghiên cứu về du lịch của công ty do Deloitte công bố trong tháng này, 1 trong 7 công ty được khảo sát ở Mỹ đều nói rằng nỗ lực phát triển bền vững sẽ bao gồm xu hướng giảm đi lại của công ty vào năm 2023. Báo cáo dựa trên cuộc khảo sát của 334 nhà quản lý và giám đốc điều hành du lịch chịu trách nhiệm giám sát ngân sách du lịch. 1 trong 3 công ty Mỹ và khoảng 40% công ty châu Âu chỉ ra sự cần thiết phải giảm chi tiêu đi lại của nhân viên khoảng 20% để đáp ứng các mục tiêu khí hậu trong năm 2030. Báo cáo có tiêu đề "Hướng tới một trạng thái bình thường mới" cho biết những lo ngại về khí hậu có thể sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận du lịch của công ty trong nhiều năm tới.

Bên cạnh đó, một báo cáo khác của Morning Consult đã xuất bản vào năm ngoái cũng chỉ ra du lịch công tác ở một số quốc gia giảm đi nhiều so với những quốc gia khác. Trang Morning Consult đã khảo sát những người thường đi công tác du lịch ít nhất 3 lần/năm vào thời điểm trước đại dịch và kế hoạch thực hiện chuyến công tác tiếp theo của họ. Bà Lindsey Roeschke, nhà phân tích du lịch và khách sạn tại Morning Consult cho biết ít nhất 1/2 du khách là doanh nhân người Pháp, Anh và Đức thường xuyên đi công tác trước đại dịch nói rằng họ sẽ không bao giờ đi công tác nữa. Tuy nhiên, ở những quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil vẫn duy trì tần suất tốt hơn sau đại dịch.

Liên quan đến việc người lao động cảm thấy thế nào về lịch trình du lịch hiện tại, hầu hết đều cho biết đều cảm thấy ổn hơn về điều này, ít nhất là ở Mỹ. Nhìn chung, 64% người Mỹ trưởng thành cho biết họ muốn đi công tác với "số lượng phù hợp" trong công việc trong khi 29% lại ước có thể đi công tác được nhiều hơn và 7% muốn đi ít hơn.

Chi tiêu du lịch của công ty ở Mỹ và châu Âu đã tăng gần gấp đôi vào năm ngoái và đang trên đà đạt đến mức trước đại dịch vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2024. Đây có vẻ là tín hiệu phục hồi du lịch hoàn toàn nhưng báo cáo vẫn lưu ý các doanh nghiệp đang phải chi tiêu nhiều hơn do lạm phát và chi phí đi lại cao hơn.

"Giá vé máy bay và giá phòng cao hơn là yếu tố góp phần lớn nhất vào việc tăng chi phí và chúng cũng trở thành yếu tố số 1 quyết định số lượng chuyến đi được thực hiện," Deloitte nhận định.

Theo báo cáo, việc đặt chỗ linh hoạt và mong muốn có những chuyến công tác sang trọng của nhân viên cũng là nguyên nhân dẫn đến chi phí cao hơn. Theo Deloitte, công ty cho biết họ đang tiết kiệm tiền bằng cách chọn chỗ ở rẻ hơn (59%), đặt chuyến bay rẻ hơn (56%) và hạn chế tần suất đi lại (45%). Và gần 70% công ty cho biết đang cân nhắc nhu cầu về các chuyến đi – cân bằng các yếu tố như chi phí và lượng khí thải carbon để giữ chân nhân viên và tạo doanh thu. Deloitte cũng chỉ ra rằng chi tiêu cho các chuyến công tác quốc tế dự kiến sẽ tăng vào năm 2023 ở Châu Âu - chủ yếu dành cho công việc của khách hàng và ở Mỹ nhằm kết nối với các đồng nghiệp toàn cầu tại các hội nghị. Khoảng 2/3 số người đi công tác cho biết mong muốn tham dự hội nghị hoặc hội thảo trong năm nay. Báo cáo của hãng nhận định, du lịch "Bleisure" - kết hợp giữa du lịch công tác và giải trí - cũng đang gia tăng. Nhân viên thường phải trả nhiều tiền hơn cho các chuyến đi kết hợp công việc và du lịch nhưng với nhiều người, họ vẫn thấy "khoản đầu tư này đáng giá" vì có thể đi du lịch thường xuyên hơn và trong thời gian dài hơn./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ