• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Những con số khí hậu cần theo dõi vào năm 2023

Thế giới 04/01/2023 15:12

(Tổ Quốc) - Năm 2022 ghi nhận nước Mỹ ban hành một dự luật khí hậu chưa từng có và các quốc gia đã có những bước đi táo bạo tại hai hội nghị của Liên hợp quốc nhằm xác định các quốc gia đang phát triển cần hỗ trợ và những di sản thiên nhiên cần bảo tồn.

Một khởi đầu "nóng bỏng"

Trong vài tuần tới, các nhóm nghiên cứu khoa học khí hậu lớn dự kiến sẽ đưa ra kết luận về nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2022 và mức nhiệt này có thể sẽ khá cao. Một dự thảo ước tính đầu tiên do Tổ chức Khí tượng Thế giới ban hành vào tháng 11 dự đoán năm nay sẽ được xếp hạng là năm nóng thứ năm hoặc thứ sáu được ghi nhận, cao hơn 1,15 độ C so với mức trung bình của những năm 1850-1900.

Như vậy, 8 năm qua là những năm nóng nhất kể từ khi các phép đo toàn cầu bắt đầu, theo số liệu của WMO. Và hiện tại, xu hướng nóng lên này có vẻ sẽ tiếp tục. Theo các nhà khí tượng học, năm 2023 đang dần bắt đầu với một trong những đợt mùa đông ấm nhất trong lịch sử châu Âu.

Sau khi lục địa này phá kỷ lục nhiệt độ mùa hè năm thứ hai liên tiếp vào năm 2022, một số quốc gia châu Âu cũng đã ghi nhận mức nhiệt cao nhất trong mùa Đông vào Ngày đầu năm mới.

Những con số khí hậu cần theo dõi vào năm 2023 - Ảnh 1.

Năng lượng tái tạo đang ngày càng được quan tâm. Ảnh: BLOOMBERG.

Khí thải ngày càng tăng

Một nguyên nhân khiến nhiệt độ tăng là do lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đang tăng mạnh. Khí thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng ước tính tăng 1% trong năm 2021, lên 36,6 tỷ tấn carbon dioxide (CO2). Con số này thậm chí còn cao hơn so với năm 2019, trước khi đại dịch gây ra sự sụt giảm chưa từng thấy – nhưng chỉ mang tính tạm thời – về lượng khí thải, theo Dự án Carbon Toàn cầu, một tổ chức hợp tác khoa học quốc tế đưa ra các ước tính hàng năm.

Việc sử dụng dầu cũng gia tăng vào năm 2022, đặc biệt là đối với ngành hàng không khi du lịch quốc tế phục hồi trở lại mức trước đại dịch. Đến cuối năm 2022, cả dầu mỏ và than đá đều có nhu cầu cao hơn so với năm 2021. Và cuộc chiến Nga - Ukraine đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, khiến các quốc gia phải sử dụng đến một loại nhiên liệu hóa thạch gây nhiều ô nhiễm như than đá.

Cú sốc năng lượng từ cuộc xung đột ảnh hưởng tới khắp thế giới, vì vậy ngay cả Trung Quốc cũng tăng sản lượng than để giúp đáp ứng thị trường. Hiện tại, để thế giới đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, các quốc gia sẽ phải cắt giảm lượng khí thải hàng năm với tốc độ "tương đương với mức năm 2020 trong đại dịch Covid-19", theo Dự án Carbon toàn cầu.

Vào tháng 11, Công cụ theo dõi hành động khí hậu, một nhóm nghiên cứu so sánh tỷ lệ phát thải của các quốc gia với mục tiêu của họ và mục tiêu toàn cầu, đã phát hiện ra rằng mặc dù hầu như không có tiến triển nào kể từ hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Glasgow vào năm 2021, nhưng đã có một hiện tượng mới và nhiều tiến bộ chưa được thừa nhận trong hệ thống ngoại giao khí hậu quốc tế kể từ năm 2009.

Niklas Höhne, một nhà khoa học chính sách khí hậu tại Viện Khí hậu Mới của Đức, người đóng góp cho Công cụ theo dõi hành động khí hậu, cho biết: "Nếu bạn nhìn vào toàn bộ hệ thống - các hội nghị kể từ năm 2009 cho đến nay - họ chắc chắn đã đạt được điều gì đó. Bây giờ chúng ta đang ở một thế giới khác."

Trong bản tóm tắt Công cụ theo dõi hành động khí hậu cũng có một danh mục dài bốn trang về các chính sách khí hậu hiện tại của 39 quốc gia, mỗi quốc gia được biểu thị bằng một biểu tượng lá cờ. Argentina đang xúc tiến một đường ống dẫn khí đốt mới và thăm dò dầu ngoài khơi. Canada có một kế hoạch khí hậu mới nhưng vẫn đang tiến hành chậm rãi "giống như đó là một buổi chiều Chủ nhật dễ chịu và không phải là một cuộc khủng hoảng khí hậu".

Iran thì chưa phê chuẩn Thỏa thuận Paris. Vương quốc Anh, một nhà lãnh đạo xanh toàn cầu, đã bị réo tên vì các chính sách khí hậu chỉ giải quyến được 40% lượng khí thải.

Câu hỏi đặt ra là khi nào chính sách ngoại giao đó sẽ chuyển thành những kết quả tích cực hơn đối với các số liệu thống kê quan trọng của hành tinh? Ít nhất đầu tư năng lượng xanh đang tăng lên.

Có sự bùng nổ về năng lượng tái tạo

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết việc bổ sung công suất tái tạo vào năm 2021 đã tăng 6% và năm 2022 là đạt gần 295 gigawatt (GW). Năm 2023, họ dự đoán công suất sẽ cao hơn nhờ các quốc gia đẩy mạnh triển khai năng lượng sạch vì khủng hoảng năng lượng.

IEA cho biết trong một báo cáo gần đây rằng trong giai đoạn 2022 đến 2027, năng lượng tái tạo được dự đoán sẽ tăng gần 2.400 GW trong dự báo chính của cơ quan này, tương đương với toàn bộ công suất điện lắp đặt của Trung Quốc hiện nay.

Đó là mức tăng tốc 85% so với 5 năm trước. Năng lượng tái tạo được thiết lập để chiếm hơn 90% công suất điện toàn cầu được phát triển thêm trong giai đoạn tới.

IEA cho biết năng lượng tái tạo sẽ trở thành nguồn phát điện lớn nhất toàn cầu vào đầu năm 2025, vượt qua than đá. Thị phần của năng lượng tái tạo trong tổng các loại năng lượng được dự báo sẽ tăng 10% trong giai đoạn dự báo, đạt 38% vào năm 2027.

IEA cho biết: "Năng lượng tái tạo là nguồn phát điện duy nhất có thị phần dự kiến sẽ tăng lên, trong khi thị phần của than, khí đốt tự nhiên, hạt nhân và sản xuất dầu giảm dần. 

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ