(Tổ Quốc)-Biển Đông nằm trong bộ nhớ của chính quyền Trump.
- 13.12.2016 Bất ngờ những con bài Trung Quốc dùng “trả đũa” Mỹ
- 14.12.2016 “Ẩn số” châu Á trên bàn cờ của tân Ngoại trưởng Mỹ
- 14.12.2016 Trump đang thiếu trực giác nghiêm trọng về thế giới?
- 14.12.2016 Mỹ “thách thức” sự hống hách của Trung Quốc trên Biển Đông
- 15.12.2016 Thủ tướng điện đàm với ông Donald Trump: Trao đổi, thúc đẩy quan hệ Việt- Mỹ
Trung Quốc đang rất đau đầu trước hàng loạt tuyên bố gây sốc của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Hai đòn “nặng đô” liên quan lợi ích cốt lõi Trung Quốc
Sốc nhất phải kể đến hai vụ việc: Vụ thứ nhất, ngày 2/12, Donald Trump tiếp nhận cuộc điện đàm do bà Thái Anh Văn - người đứng đầu chính phủ Đài Loan. Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump còn gọi bà Thái Anh Văn là “Tổng thống Đài Loan”, công khai làm xấu đi một khía cạnh duy nhất mà Washington và Bắc Kinh mấy chục năm qua đều nhất trí xem Đài Loan là một vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc. Gọi bà Thái như vậy được xem là tạo nên mối quan hệ gần như ở cấp quốc gia giữa Mỹ với Đài Loan.
Vụ thứ hai, ngày 11/12, ông Trump bồi thêm một đòn nặng đô, khi trả lời phỏng vấn kênh Fox News hôm 11/12. Trong cuộc phỏng vấn này ông đặt câu hỏi liệu Mỹ có nên duy trì chính sách “một Trung Quốc” hay không nếu chính quyền Bắc Kinh không có những nhượng bộ về thương mại cũng như một số vấn đề khác.
Ngoại trưởng được chỉ định Rex Tillerson, Chủ tịch tập đoàn ExxonMobil, có quan hệ kinh doanh dầu khí với Việt Nam |
Theo Washington Post, việc sử dụng tình trạng pháp lý của Đài Loan là một điểm để mặc cả, ông Donald Trump dường như đang thực thi một chiến lược hết sức nguy hiểm. Lợi ích quốc gia cốt lõi của Trung Quốc xung đột với chính sách của Mỹ và sự ổn định của mối quan hệ này là rất mong manh bởi tất cả các bên đều không hài lòng với tình trạng hiện tại. Nếu chính quyền Donald Trump khăng khăng duy trì quan điểm này thì mối quan hệ Mỹ-Trung có thể rơi vào bất ổn hoặc thậm chí là đối đầu vũ trang.
Năm 1996, chính quyền Tổng thống Bill Clinton đã cho phép lãnh đạo Đài Loan lúc đó là Lý Đăng Huy, người được coi là thách thức chính sách “một Trung Quốc”, tới phát biểu tại trường Đại học Cornell. Trung Quốc đã phản ứng lại bằng việc bắn thử tên lửa vào vùng biển gần Đài Loan. Phía Mỹ đáp trả bằng cách đưa hai cụm tàu sân bay chiến đấu tới eo biển Đài Loan và Trung Quốc xuống thang xung đột.
Ngoài ra, ông Trump đã đề xuất sẽ áp đặt mức thuế 45% đối với các hàng hóa Trung Quốc bán vào Mỹ để điều chỉnh sự mất cân bằng thương mại mà Trung Quốc được hưởng lợi lâu nay.
Các nhà quan sát quốc tế cho rằng ông Trump sẽ khó từ bỏ chính sách “một Trung Quốc”. Nhưng rõ ràng ông Trum đã đề cập đến “hướng đi mới” trong chính sách đối ngoại Mỹ khi bảo vệ cho quyết định lựa chọn ông Rex Tillerson làm ngoại trưởng Mỹ. Phát biểu ngày 13/12 trước đám đông tại thành phố West Allis, bang Wisconsin, ông Trump ca ngợi ông Rex Tillerson là “một nhà ngoại giao lớn” và “một trong những lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu tài năng nhất” ngày nay, cho rằng doanh nhân 64 tuổi này có sự sáng suốt và tài năng cần thiết để “đảo ngược các sai lầm và thảm họa ngoại giao” của Mỹ nhiều năm gần đây.
Cuộc họp báo năm 2015 "Xin chào Việt Nam - Mobil đã trở lại" |
Biển Đông nằm trong bộ nhớ của chính quyền Trump
Khi ông Trump đắc cử tổng thống, nhiều người cho rằng nhà tỷ phù bất động sản ở New Yorik hẳn sẽ ít để ý đến một vùng biển 3,2 triệu km2 ở Đông Nam châu Á. Nhưng các sự kiện gần đây cho thấy vị doanh nhân trở thành chính trị gia hàng đầu nước Mỹ này đã sớm nhận thức được tình hình bất ổn Biển Đông.
Điều này thể hiện qua hai vụ việc: Vụ thứ nhất, ngày 11/12, ông Trump phê phán Trung Quốc “xây dựng một tổ hợp quân sự khổng lồ ở Biển Đông”, ám chỉ tới các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở vùng biển Trường Sa.
Vụ thứ hai, ngày 13/12, Tổng thống đắc cử xác nhận lựa chọn Chủ tịch, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dầu khí đa quốc gia của Mỹ, ExxonMobil, ông Rex Tillerson, vào vị trí ngoại trưởng Mỹ. Không nói đến việc ông Tillerson có quan hệ làm ăn mật thiết với các tập đoàn dầu khí Nga và năm 2014 được Tổng thống Putin tặng huân chương hữu nghị hạng nhất, mọi người đều biết tập đoàn ExxonMobil từng được Việt Nam mời thực hiện thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa Việt Nam trên Biển Đông. Lúc ấy, Trung Quốc lên tiếng phản đối và đe dọa cắt đứt các quan hệ làm ăn của ExxonMobil tại Trung Quốc. Đài tiếng nói Hoa Kỳ cho rằng một nhân vật đứng đầu ExxonMobil hẳn phải có hiểu biết không phải là ít về tình hình Biển Đông cũng như thái độ bắt nạt nước yếu của chính quyền Bắc Kinh và điều này có thể có lợi cho Việt Nam.
Dường như phản ánh làn gió mới đang thổi qua Washington, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris, ngày 14/12, tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục thách thức hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phát biểu tại Viện Lowy ở Sydney (Australia), ông Harris cảnh báo rằng, Washington sẽ không chấp nhận Trung Quốc kiểm soát khu vực này, bất chấp hoạt động phát triển tranh chóng của Bắc Kinh liên quan các đảo nhân tạo có khả năng cho phép máy bay quân sự hoạt động. Đô đốc Haris nói: “Chúng tôi sẽ không cho phép vùng biển chung này bị kiểm soát một cách đơn phương, bất kể có bao nhiêu căn cứ được xây trên các thực thể nhân tạo ở Biển Hoa Nam (Biển Đông). Chúng tôi sẽ hợp tác ở nơi nào có thể và sẵn sàng đương đầu tại nơi chúng tôi phải làm”.
Tất nhiên, Trung Quốc có không ít bài tủ để chơi ngang ngửa với Mỹ. Nhưng chí ít lúc này, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đang phải chịu sức ép đau đầu trước những “đòn gió” mà người đứng đầu Nhà Trắng tương lai tung ra./.
Người bình luận