• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Những gì Triều Tiên muốn từ Tổng thống đắc cử Joe Biden?

Thế giới 13/11/2020 16:08

(Tổ Quốc) - Tờ National Interest đưa ra nhận định về định hướng của Triều Tiên đối với chính sách Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Bình Nhưỡng vẫn tồn tại nhiều vấn đề mà họ muốn Washington có thể giải quyết và điều quan trọng nhất của Triều Tiên là việc Washington có thể nới lỏng các trừng phạt kinh tế đối với họ.

Những gì Triều Tiên muốn từ Tổng thống đắc cử Joe Biden? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: KCNA

Nhiều tháng ngoại giao của Triều Tiên đối với Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump vẫn chưa thể đạt được bất kỳ sự nhượng bộ nào của cả hai nước. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tập trung vào việc giảm nhẹ các trừng phạt của Mỹ đối với nước này và tiếp tục đặt ra các mục tiêu chấm dứt diễn tập quân sự Mỹ - Hàn Quốc và đưa quân đội Mỹ ra khỏi bán đảo. Đổi lại, ông Kim đã chấp thuận việc đóng cửa một số cơ sở hạt nhân như khu phức hợp Yongbyon. Việc nới lỏng trừng phạt vẫn là ưu tiên mong muốn hàng đầu của ông Kim đối với Mỹ mặc dù ông Kim có thể lựa chọn theo đuổi các mục tiêu khác. Mặc dù Trung Quốc và Nga đã giúp Triều Tiên né tránh các trừng phạt nhưng kinh tế Triều Tiên vẫn bị ảnh hưởng nặng nề trong năm 2020 khi nước này đóng cửa thương mại xuyên biên giới với đối tác kinh tế Trung Quốc nhằm tránh bị ảnh hưởng từ dịch bệnh.

Theo tờ National Interest, chính phủ Triều Tiên sẽ gây chú ý đối với chính quyền ông Biden bằng việc tiếp tục làm nóng bán đảo Triều Tiên. Trong các trường hợp mà chính phủ Triều Tiên gây chú ý, ắt hẳn sẽ là tín hiệu cảnh báo tới Seoul và Washington. Bình Nhưỡng nhiều lần dùng những hành động như vậy để đạt được hiệu quả chính trị.

Ông Denny Roy - nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Đông Tây, Honolulu nói rằng, ông Kim chắc chắn đã có thất vọng với việc ông Biden thay thế Tổng thống Trump. Chiến dịch của ông Biden đã không hề đặt mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên là vấn đề ưu tiên. Hơn nữa ông Biden đã ra tín hiệu cách tiếp cận của ông với Triều Tiên sẽ khác so với cách Tổng thống Trump đã làm.

Chuyên gia Denny Roy đưa ra cách tiếp cận của Tổng thống đắc cử Biden theo bốn hướng như sau:

Đầu tiên, ông Biden sẽ chỉ đồng ý tiến tới cuộc gặp thượng đỉnh nếu như ông Kim chấp thuận giảm khả năng vũ khí hạt nhân. Tổng thống Trump đã gặp ông Kim ba lần mà không hề đạt được ưu tiên giảm kho tên lửa, bom hạt nhân hoặc vật liệu phân hạch của Triều Tiên.

Thứ hai, ông Biden từng chỉ trích ông Kim liên quan đến vấn đề hạt nhân. Điều này cho thấy mối quan hệ cá nhân thuận lợi giữa ông Kim và ông Trump khó có thể chuyển sang chính quyền ông Biden.

Thứ ba, ông Biden cho rằng Triều Tiên vẫn tiếp tục cải thiện năng lực tên lửa kể từ cuộc gặp đầu với Tổng thống Trump. Điều đó có nghĩa ông Biden không để Bình Nhưỡng tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa tầm ngắn hay tầm trung giống như Tổng thống Trump đã làm.

Thứ tư, ông Biden sẽ tập trung sát sao tiến trình trước cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra. Các mấu chốt phải được thỏa thuận chi tiết trước bất kỳ cuộc gặp nào giữa hai nước bởi các cuộc đàm phán trực tiếp sẽ khó đạt được kết quả.

Các bình luận của ông Biden về Triều Tiên được đánh giá là không nhiều ấn tượng trong khi truyền thông nhà nước Triều Tiên cũng không bày tỏ sự thiện cảm với ông Biden.

Các quan điểm từ cố vấn chính sách ngoại giao của ông Biden cho rằng quan hệ Mỹ và Triều Tiên sẽ vẫn tiếp tục bế tắc trong bối cảnh Triều Tiên vẫn tiếp tục chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân trong khi Washington duy trì các trừng phạt kinh tế và từ chối công nhận Bình Nhưỡng là quốc gia vũ khí hạt nhân. Trong chính quyền của Tổng thống đắc cử Biden, giới quan sát nhận định Bình Nhưỡng cần phải có hành động "mạnh mẽ và ồn ào" mới có thể tạo chú ý và làm hài lòng chính quyền tiếp theo của Mỹ.

Giới quan sát bày tỏ kỳ vọng chính phủ Triều Tiên sẽ có động thái thu hút chú ý của Mỹ gần hoặc ngay sau lễ nhậm chức của ông Biden với mục tiêu khởi động lại cuộc gặp thượng đỉnh nhằm giảm đi các trừng phạt kinh tế của Mỹ.

Về mặt lý thuyết, Triều Tiên đã từng ngỏ ý về hòa bình trên bán đảo Triều Tiên nhưng sau đó, Washington bày tỏ nghi ngờ về khả năng này.

Các hành động hạn chế quân sự với Hàn Quốc đang trở thành vấn đề đối với chính quyền ông Kim. Các cuộc tấn công mạnh sẽ kéo theo các đòn phản công không cân xứng của quân đội Hàn Quốc sẽ khiến Bình Nhưỡng lúng túng. Vì vậy, bất cứ giá nào, Bình Nhưỡng ắt hẳn cũng mong muốn chấm dứt các cuộc tập trận gần bán đảo Triều Tiên. Điều đó đồng nghĩa với khả năng tiến tới một vụ thử tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng có thể xảy ra. Triều Tiên đã tạm dừng các vụ phóng thử tên lửa liên lục địa kể từ năm 2018. Chính quyền ông Trump xem lệnh tạm hoãn thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên là một thành công trong chính sách của Mỹ đối với nước này.Triều Tiên từng phô trương tên lửa tầm xa mới trong cuộc diễn tập quân sự hồi tháng 10/2020. Các chuyên gia quốc tế đã thảo luận về vẫn đề này nhưng chưa đưa ra kết luận xem đó là mô hình hay tên lửa thực sự.

Các chuyên gia phỏng đoán khả năng một vụ phóng tên lửa tầm xa có thể xảy ra trong thời gian tới. Và nếu như vậy, tín hiệu bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên trước đó được xem như chưa thể đi tới đâu. Một nhiệm kỳ tổng thống mới của Mỹ lại bắt đầu chính sách khác đối với vấn đề Triều Tiên.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ