(Tổ Quốc) - Các căng thẳng giữa Nga và châu Âu vẫn liên tục leo thang trong một thời gian dài.
Lập trường cứng rắn của ông Putin
Tờ Newsweek trích dẫn về vấn đề hôn nhân đồng tính đã từng được đề cập vào năm ngoái. Tổng thống Nga Putin đã từng tuyên bố nhiệm vụ của ông là ngăn người đồng tính lập gia đình.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: newsweek |
Tổng thống Putin tin tưởng, sự thù hằn đối với Hồi giáo và các cuộc biểu tình liên quan đến vấn đề hôn nhân đồng tính ở Pháp mang ý nghĩa sâu sắc. Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cho rằng, ông cảm thấy, nghĩa vụ của ông chính là việc chấm dứt mối quan hệ gia đình của những người đồng tính bởi họ không có khả năng sinh ra con. Tại cuộc phỏng vấn với hãng phim Mỹ, Tổng thống Nga cũng giải thích lý do vì sao ông không ủng hộ hôn nhân đồng giới. Theo ông, những đứa trẻ sẽ có một sự lựa chọn tốt hơn khi chúng trưởng thành nếu có xuất phát điểm trong một gia đình truyền thống.
Mặc dù đưa ra những quan điểm như vậy, ông Putin vẫn cho rằng, đất nước Nga là một quốc gia khá tự do và "nơi đây chưa từng xảy ra trường hợp nào giống như một số nước Hồi giáo đồng tính luyến ái phải đối mặt với hình phạt tử hình".
"Chúng tôi không hề nghiêm khắc hay khắt khe phân biệt giới tính. Hơn nữa, nhiều người vẫn công khai về xu hướng tình dục phi giới tính của họ.Chúng tôi vẫn tạo điều kiện cho những người đồng tính luyến ái tham gia hoạt động. Nhiều người trong số họ đạt được các thành tích cao. Họ thậm chí còn nhận được giải thưởng nhà nước."
Đối với ông Putin, điều này đại diện cho một giai đoạn quan trọng vì một nền văn minh và đây là yếu tố thiết yếu giúp châu Âu giữ lại các giá trị truyền thống.
Vào mùa xuân năm 2014, ông Putin đã tuyên bố cảnh báo về “những người bạn” tại châu Âu đang theo đuổi một chủ nghĩa dân túy về nhập cư và vấn đề đồng tính.
“Tôi đã từng nói với những người bạn của tôi tại châu Âu rằng, nếu bạn vẫn tiếp tục đeo đuổi điều này thì sẽ mất đi nhiều giá trị đáng tiếc”, ông Putin nói.
Mục tiêu mới của Moscow trong thời gian tới là nhằm thúc đẩy các giá trị mới của Nga.
Châu Âu giới hạn lằn ranh đỏ đối với Nga?
Quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga của châu Âu sau vụ đầu độc liên quan đến cựu điệp viên Skripal đã gợi ý một “lằn ranh” mới cho quan hệ giữa Nga và châu Âu.
Nga ngày 29/3 tuyên bố trục xuất 150 nhà ngoại giao phương Tây, trong đó có 60 nhà ngoại giao của Mỹ, đồng thời đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại St.Petersburg để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây sau lùm xùm cựu điệp viên Sergei Skripal. Điều đáng chú ý, Nga quyết định trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ và đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở St. Petersburg. Trong số đó có 58 nhà ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Moscow và 2 nhà ngoại giao tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Yekaterinburg, Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Quyết định của Nga được đưa ra không lâu sau khi hơn 20 quốc gia trong đó có Mỹ và nhiều quốc gia thành viên EU, trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao Nga sau khi cáo buộc Nga có liên quan đến vụ cựu điệp viên Skripal và con gái nghi bị đầu độc tại Anh hôm 4/3. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa lãnh sự quán Nga ở Seattles.
Phần lớn các quốc gia phương Tây đã bày tỏ tức giận và quyết định trục xuất hơn 100 nhà ngoại giao Nga sau vụ việc liên quan đến cựu điệp viên Skripal.
Trước đó, châu Âu cũng đã có phản ứng tăng cường các trừng phạt đối với Nga vì liên quan của Moscow trong cuộc chiến Ukraine.
Một số quan chức châu Âu thậm chí còn tuyên bố: “Quả bóng đang nằm trong tòa án Nga, chúng ta sẽ theo dõi xem Moscow sẽ đá bóng giống như nhiều nhà ngoại giao châu Âu. Chúng ta sẽ thảo luận sau đó”.
Một quan chức châu Âu liên quan đến vấn đề này cho biết, việc trục xuất sẵn sàng cho việc thiết lập một lằn ranh đỏ.
Các trừng phạt kinh tế của châu Âu sẽ vẫn duy trì cho đến hết tháng Bảy. Điều này có nghĩa là bất kỳ sự gia hạn nào cũng đòi hỏi phải có sự nhất trí của 28 nước thành viên châu Âu.
Các nguồn tin cho hay, châu Âu có thể sẽ cân nhắc các thay đổi có thể đối với biện pháp trừng phạt, trong đó có thể là bổ sung thêm một vài cái tên trong danh sách đen.
Tờ Bloomberg dẫn tin, để thay đổi cách cư xử của ông Putin, đây là một sự liều lĩnh đối với phương Tây. Có nhiều cách để gây sức ép. Theo các nhà quan sát, trong nỗ lực đưa ra các giải pháp đối với vấn đề này, Mỹ và châu Âu nên làm việc cùng nhau và đưa ra cách giải quyết thích đáng nhất.