• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nóng Jerusalem: Nga thúc đẩy vai trò trung gian, Mỹ cô lập tại LHQ

Thế giới 19/12/2017 20:29

(Tổ Quốc) - Mỹ sử dụng quyền phủ quyết bác bỏ lời kêu gọi của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc rút lại quyết định của Tổng thống Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.  

Mỹ phủ quyết rút lại quyết định của Tổng thống Trump

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikkii Haley đã bỏ phiếu phủ quyết nhằm ngăn chặn Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc rút lại quyết định của Tổng thống Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikkii Haley

Trong khi đó, 14 thành viên khác của Hội đồng Bảo an ủng hộ.

“Ngày nay, việc quyết quyết định vị trí cho đại sứ quán, Mỹ buộc phải bảo vệ chủ quyền của mình. Ngày nay, thực tế về thủ đô của Israel, chúng tôi đã bị chỉ trích xâm phạm hòa bình. Chúng tôi bác bỏ điều này. Vì các lý do và lợi ích cho cả Israel và Palestine, Mỹ phủ quyết nghị quyết này”, bà Haley nhấn mạnh.

Các nhà lãnh đạo Palestine đã chỉ trích về quyết định của Mỹ với bằng chứng Nhà Trắng không công bằng trong tiến trình hòa bình cho Israel và Palestine. Người phát ngôn Tổng thống Palestine cho biết, quyền phủ quyết của Mỹ vi phạm các nghị quyết của cộng đồng quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Điều này đồng nghĩa với sự thiên vị hoàn toàn và tạo tiền đề cho sự chiếm đóng và xâm lược của Israel, hãng thông tấn Palestine Wafa cho biết.

Người phát ngôn của Tổng thống Palestine Nabil Abu Rudeineh cho hay, phiếu phủ quyết sẽ tăng cường cô lập Mỹ và xem đây là động thái khiêu khích đối với cộng đồng quốc tế.

Lường trước được sự phủ quyết của Mỹ, Palestine đã vận động Đại hội đồng LHQ, nơi mỗi thành viên có một phiếu bầu và không một nước nào - thậm chí cả Mỹ - có thể phủ quyết một nghị quyết.

Palestine phản kháng

Israel chiếm quyền kiểm soát phần phía đông của Jerusalem trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967 và coi toàn bộ Jerusalem là thủ đô không bị chia cắt. Còn người Palestine coi phía đông là thủ đô của một quốc gia tương lai.

Dự thảo nghị quyết - do AFP tiếp cận được, nhấn mạnh rằng Jerusalem là một vấn đề "sẽ được giải quyết thông qua đàm phán" và bày tỏ "rất tiếc về những quyết định gần đây liên quan đến tình trạng của Jerusalem" mà không đề cập đến động thái của Trump.

Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc không có sức nặng bằng Nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ ra sự đồng thuận của quốc tế phản kháng với việc công nhận đơn phương về Jerusalem của Tổng thống Donald Trump vào đầu tháng 12.

Nói về vấn đề này, Pháp và Anh đã khẳng định vị trí cuối cùng của Jerusalem nên được đưa vào quá trình đàm phán.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nói về phản ứng của bà Haley trên truyền thông sau khi kết quả bỏ phiếu.

“Mỹ đã công bố sự thật và xua tan đi bóng tối. Một người có thể đối phó với nhiều người. Sự thật luôn chiến thắng. Cảm ơn Tổng thống Trump. Cảm ơn bà Nikki Haley”, ông Benjamin Netanyahu nói thêm.

Các quan chức Israel chưa bao giờ quan tâm tới cuộc bỏ phiều khi biết rằng Mỹ sẽ luôn đứng về phía Israel. Nghị quyết đề xuất đã được thông qua gần một năm sau Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc với chỉ trích cho Israel về việc mở rộng ra Bờ Tây và vi phạm luật pháp quốc tế.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc khẳng định, việc công nhận Jerusalem không hề ảnh hưởng tới tiến trình hòa bình và Mỹ vẫn hướng đến các cuộc đàm phán trực tiếp.

Dự thảo nghị quyết của Liên Hợp Quốc khẳng định "bất kỳ quyết định và hành động nào nhằm làm thay đổi đặc tính, tình trạng của Jerusalem đều không có hiệu lực pháp lý, vô giá trị và phải bị hủy bỏ theo các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an".

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia đã kêu gọi tất cả các bên "kiềm chế" hành động khiêu khích. Ông Nebenzia khẳng định rằng bất cứ hành động đơn phương nào trong thời điểm hiện tại đều có thể làm trầm trọng thêm xung đột giữa người Israel và người Palestine, làm cho quá trình hòa bình giữa 2 quốc gia vốn đã phức tạp lại càng trở nên khó khăn hơn.

"Chúng tôi sẵn sàng trở thành trung gian tạo sự công bằng cho Palestine và Israel”, phó Đại sứ Safronkov cho biết.

Đại sứ Pháp tại LHQ cũng nói trong bài phát biểu rằng Mỹ nên giải thích rõ hơn về quyết định liên quan đến Jerusalem để có được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Ông Ghassan Khatib, cựu Bộ trưởng Lao động Palestine đánh giá rằng mặc dù thực tế nghị quyết đã không được thông qua nhưng bản thân cuộc bỏ phiếu của LHQ đã là một bước đi đánh dấu vai trò quan trọng.

 (Theo CNN)

Hồng Nhung

Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!

NỔI BẬT TRANG CHỦ