(Tổ Quốc) - Bên cạnh ủng hộ của cộng đồng quốc tế, cũng còn nhiều ý kiến phản đối nhằm vào Trump sau vụ tấn công tên lửa vào căn cứ không quân Syria.
“Phản ứng đối lập”
Trong khi nhiều ý kiến tỏ ra hoan nghênh quyết định của Tổng thống Donald Trump về hành động tấn công vào căn cứ không quân Syria nhằm đáp trả chính quyền Tổng thống Assad sau vụ tấn công hóa học thì những người ủng hộ chủ nghĩa dân túy lại phê phán hành động của ông chủ Nhà Trắng.
Nigel Farage, lãnh đạo ủng hộ Brexit luôn đồng hành cùng với ông Trump trong suốt chiến dịch bầu cử Tổng thống và là người đại diện đầu tiên gặp gỡ ông Trump sau bầu cử. Tuy nhiên, vào 7/11, ông Nigel đã ngạc nhiên trước hành động của Tổng thống Mỹ tại Syria.
“Tôi nghĩ rất nhiều về những người đã ủng hộ Trump sẽ có phản ứng như thế nào trước hành động như vậy. Một cảnh tượng kinh hoàng và đầy ngạc nhiên”, ông Farage nói.
Các bình luận của ông Farage đã tạo nên một làn sóng tức giận và lên tiếng phản đối cuộc tấn công của Mỹ vào Syria tuần trước.
Những người theo chủ nghĩa dân túy đã ủng hộ Trump về tư duy không can thiệp các vấn đề nước ngoài và trong tuyên bố Mỹ không phải là “cảnh sát” của thế giới. Ngược lại, cộng đồng quốc tế lại mong muốn nhận được nhiều ủng hộ của Mỹ khi ông Trump là Tổng thống mới.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Angela Merkel nói rằng, Tổng thống Syria Bashar al Assad phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho vụ việc này. Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã tuyên bố rằng, bất kỳ hành động tấn công vũ khí hóa học nào đều phải trừng trị. Vụ tấn công vũ khí hóa học tại Syria đã giết chết 80 người dân và khiên 500 người bị thương.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã thông báo rằng, chính quyền Canada hoàn toàn ủng hộ Mỹ trong cuộc tấn công làm suy yếu chính quyền Tổng thống Assad sau cuộc tấn công vũ khí hóa học gây ảnh hưởng trầm trọng đến người dân vô tội.
Bộ trưởng quốc phòng Anh Michael Fallon đã nói trên BBC rằng, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ hành động của Mỹ.
Ai phản đối?
Ông Farage: “Việc can thiệp của Mỹ và chính quyền Trump vào khu vực Trung Đông đã làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ”.
Còn lãnh đạo hiện tại của đảng Độc lập Paul Nuttall nhấn mạnh rằng, đây là cuộc tấn công hết sức bộc phát, vô nghĩa và và sẽ không đem lại điều gì.
Cả thế giới đang lên án việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria, tuy nhiên, cuộc tấn công của Mỹ vào chính quyền ông Assad dường như không làm giảm đi căng thẳng, thậm chí lại còn phá hỏng hòa bình tại vùng đất này. Các phản ứng nóng vội sẽ làm cho tình hình tồi tệ hơn kéo theo nhiều lo lắng. Điều cần thiết phải là một phản ứng tỉnh táo trong các trường hợp tồi tệ xảy ra”, ông Paul nói.
Tại Pháp, lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen dường như cũng không đồng tình với hành động này. Bà Le Pen viết trên Twitter: “Tôi lên án mạnh mẽ hành động tấn công khủng khiếp của Mỹ vào căn cứ không quân tại Syria”.
“Phải chăng chúng ta nên chờ đợi các kết quả điều tra quốc tế độc lập trước khi Mỹ thực hiện một cuộc tấn công giống như vậy vào Syria?”, bà Le Pen nói trên truyền hình France vào 7/11.
Các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy tại Mỹ dường như đều bộc lộ không ủng hộ hành động này từ phía Mỹ.
“Tôi lo lắng rằng, các cuộc tấn công có thể kéo Mỹ quay trở lại các vấn đề Trung Đông. Trong suốt 15 năm qua, vấn đề quân sự Trung Đông vẫn là thảm họa đối với an ninh Mỹ, kinh tế Mỹ và người dân Mỹ”, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders nói.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul lại kêu gọi Trump nên tham vấn Quốc hội.
“Tổng thống Mỹ Donald Trump nên có tham vấn Quốc hội đối về các hành động quân sự theo đúng quy định của Hiến pháp. Tôi kêu gọi ông ấy thực hiện một cuộc tranh luận thích hợp với Quốc hội”, ông Rand nói.
Các chuyên gia chính sách nước ngoài cũng tỏ ra bất bình với hành động này từ chính quyền Trump.
Chuyên gia John Glaser thuộc viện nghiên cứu Cato nhấn mạnh, "quyết định tấn công nhằm vào chính quyền Syria của ông Trump không có giá trị pháp lý và gần như không xoa dịu được những gì người Syria đã phải chịu đựng trong cuộc nội chiến".
Ông Galser cũng cho rằng, chìa khóa quan trọng hiện tại là phải nhìn nhận xem ông Trump có thể kiềm chế các căng thẳng leo thang hay tránh lún sâu vào vũng lầy Trung Đông giống như trong quá khứ đã phải đối mặt hay không?
Những người ủng hộ chủ nghĩa dân túy của Trump tại Mỹ cùng lên án cuộc tấn công tên lửa của chính quyền Trump.
“Tôi nghi ngờ rằng, ông Trump không muốn trở thành “con rối” của Tổng thống Nga Putin sau tất cả. Ông ta là con rối của phe tân bảo thủ. Tôi chính thức rời khỏi phe Trump", biên tập viên Paul Joseph Watson của trang Infowars nói.
Ông Watson cũng viết trên Twitter rằng: “Tôi đang ở những vùng đất vui vẻ nhưng niềm vui đã vụt tắt. Tôi sẽ ủng hộ cho bà Le Pen – nhân vật đã cảnh báo Trump về thảm họa này”.
Trong khi đó, bình luận viên cánh hữu Ann Coulter, người đã vận động cho Trump cũng viết trên Twitter: “Những người muốn chúng tôi can thiệp vào Trung Đông đã bỏ phiếu cho ứng viên khác. Trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Trump luôn giữ lập trường không can thiệp vào Trung Đông. Nhưng giờ đã khác”.
Cựu biên tập viên Breibart Milo Yiannopoulos viết dòng Twitt rằng: “Sẽ đến lúc những đứa trẻ nhìn thấy những điều tồi tệ này và ắt hẳn chúng sẽ thất vọng về cha mình”./.
(Theo CNN)