• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Pháp định hướng gia tăng ảnh hưởng khu vực trong cách tiếp cận chính sách chung của EU

Thế giới 20/09/2021 17:15

(Tổ Quốc) - Giới chuyên gia nhận định Pháp đang tìm cơ hội gia tăng ảnh hưởng đối với khu vực trong thời gian tới.

Ảnh hưởng gia tăng của Pháp

Theo trang CNBC, cuộc bầu cử liên bang Đức vào ngày 26/9 sẽ đánh dấu thời điểm rời đi của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Sau 16 năm cầm quyền, kỷ nguyên của Thủ tướng Đức Angela Merkel sắp kết thúc và đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập nước Đức, Thủ tướng sắp mãn nhiệm không tái ứng cử.

"Tôi nghĩ chúng ta phải mở ra một chương mới và đây là thời điểm tôi công bố quyết định của mình. Tôi sẽ không trở thành ứng viên của đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo ra tranh cử Thủ tướng nữa", Thủ tướng Angela Merkel cho biết.

Pháp định hướng gia tăng ảnh hưởng khu vực trong cách tiếp cận chính sách chung của EU - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Macron. Ảnh: CNN

Sau bầu cử Đức, có lẽ nhiều chú ý sẽ dồn vào ảnh hưởng của Pháp trong Liên minh châu Âu (EU). Giới chuyên gia cho rằng Paris có lẽ đang tìm cơ hội gia tăng ảnh hưởng đối với khu vực vào thời kỳ hậu Merkel.

Theo trang CNBC, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tiếp tục tái tranh cử tổng thống vào năm 2022.

"Nhiều chú ý đang dồn về nước Pháp có lẽ bởi vì Tổng thống Emmanuel Macron đang chờ đợi cơ hội tỏa sáng và trở thành quốc gia quyền lực trong khu vực", các chuyên gia nhận định.

Điều chắc chắn, Tổng thống Macron sẽ đưa Pháp sẽ tăng cường ảnh hưởng và trở thành trung tâm quyền lực của châu Âu.

"Về phía Tổng thống Macron, chúng tôi nhìn thấy nỗ lực của ông muốn đưa nước Pháp gia tăng ảnh hương trong khu vực", ông Carsten Brzeski – chuyên gia phân tích vĩ mô hàng đầu tại ING nhấn mạnh.

Theo ông Carsten Brzeski, các ảnh hưởng của Pháp trong các cuộc họp của EU liên quan đến các quy tắc tài khoá. Pháp kêu gọi EU nới lỏng các quy tắc tài khóa bởi lo ngại về việc thâm hụt ngân sách giữa các quốc gia thành viên và mức nợ dựa trên GDP, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Về vấn đề này, Đức liên tục lên tiếng phản đối bất kỳ việc nới lỏng các quy tắc hạn chế chỉ để khắc phục vấn đề thâm hụt và nợ.

"Phép thử thực sự sẽ diễn ra sau bầu cử Pháp. Vào thời điểm đó, chúng ta có thể thấy rõ hơn nỗ lực mạnh mẽ của các thành viên EU nhằm gia tăng ảnh hưởng trong liên minh châu Âu", ông Brzeski nhấn mạnh.

Giống với một số quốc gia châu Âu, Pháp đang theo sát diễn biến của chiến dịch bầu cử ở Đức trong thời gian tới và ảnh hưởng của Đảng Dân chủ xã hội Đức (SDP).

Trước đó, trong đại hội Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) vào tháng Năm, đại đa số các đại biểu tham dự đã bỏ phiếu chính thức đề cử ông Olaf Scholz, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính liên bang, làm ứng cử viên thủ tướng của đảng trung tả trong cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới. Theo Reuters, ông Olaf Scholz đã nhận được 96,2% số ý kiến ủng hộ trong tổng số gần 600 đại biểu tham dự đại hội Đảng SPD. Ứng cử viên Olaf Scholz sẽ không hề xa lạ với việc đảm nhiệm vai trò cấp cao của Đức hay đồng hành cùng các nhà lãnh đạo khác của châu Âu nếu trúng cử thủ tướng vào cuối tháng này.

Gia tăng ảnh hưởng kinh tế

Giới quan sát cho rằng, Paris có thể định hướng gia tăng ảnh hưởng ở châu Âu khi đề cập đến định hướng chung trong chính sách EU. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng kinh tế vẫn chưa được đánh giá cao trong khu vực.

Vào năm 2019, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, theo khảo sát của Eurostat, 1/4 tổng sản phẩm quốc nội của EU (chiếm khoảng 24,7%) là của Đức. Tiếp theo là đến Pháp (17,4%) và Italy (12,8%).

"Đức vẫn duy trì ảnh hưởng lớn trong khu vực. Cho dù trong bối cảnh nào thì vai trò của Đức sẽ không thể giảm sút. Điều chắc chắn, Đức là thành viên quan trọng đối với EU và cho dù bất kỳ ai là thủ tướng Đức thì vai trò của Đức vẫn rất lớn đối với khu vực", Giám đốc châu Âu tại Eurasia Group – Naz Masraff nói trên CNBC.

Các chuyên gia kinh tế khẳng định, kinh tế Đức vẫn có ảnh hưởng lớn đối với khu vực cho dù thành viên khác giữ vai trò lãnh đạo EU.

"Quyền lực và ảnh hưởng của Đức phản ánh sức mạnh của nền kinh tế. Hiện trạng tài chính công vững chắc và vai trò quan trọng của nước này được ví như mỏ neo tài chính của khu vực đồng euro. Cho dù có thay đổi sau bầu cử thì vẫn là quyền lực của Đức dưới Thủ tướng mới", ông Holger nhấn mạnh.

Ngay cả chuyên gia Brzeski cũng nhất trí rằng ban đầu bà Merkel không thể thay thế lãnh đạo tiền nhiệm trước với sức nặng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, mọi thứ đã khẳng định. Bất kỳ thủ tướng mới nào của Đức cũng đóng vai trò quan trọng.

"Có thể không phải là khởi đầu nhưng sẽ nhìn thấy sau một khoảng thời gian nhất định", ông Brzeski khẳng định.

Thủ tướng Merkel được xem là nhà lãnh đạo mang lại sự ổn định và nhất quán cho nước Đức nói riêng và châu Âu nói chung bất chấp trải qua nhiều cuộc khủng hoảng trong các thập kỷ qua, từ cuộc khủng hoảng tài chính đến cuộc khủng hoảng di cư.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ