(Tổ Quốc) - Sáng 17/2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh (TP. Hà Nội) nhân kỷ niệm 1981 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- 01.12.2020 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Đến năm 2025 phấn đấu có ít nhất 1 triệu ha rừng trồng gỗ lớn
- 06.11.2020 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu loạt giải pháp chống lũ lụt, sạt lở
- 27.10.2020 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Bão số 9 mạnh và nguy hiểm nhất 20 năm trở lại đây tại miền Trung, tuyệt đối không được chủ quan
- 20.10.2020 Thị sát Hồ Kẻ Gỗ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tập trung bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân
Cùng dâng hương có Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP. Hà Nội và huyện Mê Linh.
Trong không khí trang nghiêm, linh thiêng của Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng các đại biểu biểu đã dâng hương, tưởng nhớ, tri ân Hai Bà Trưng- hai nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc, đồng thời tưởng nhớ đến các vị tướng lĩnh tài ba, các nghĩa binh trung liệt của Hai Bà, những người đã viết nên những trang sử vàng của dân tộc ta trong thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước.
Các nghi thức dâng hương tưởng nhớ Hai Bà Trưng đảm bảo trang nghiêm, tuân thủ chặt chẽ các quy định về phòng chống dịch bệnh.
Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà (năm 40-43 sau Công nguyên) đã đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Hai Bà Trưng là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt. Trong sử sách, Hai Bà được biết đến là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương.
Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, theo chính sử Trung Quốc thì Hai Bà đã bị chặt đầu đem về Lạc Dương. Còn theo người Việt tục truyền thì vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tự sát.
Hằng năm, Lễ hội đền Hai Bà Trưng thường diễn ra vào mùng 6 Tết Nguyên đán, thu hút sự tham gia của hàng vạn du khách và người dân địa phương. Tuy nhiên, năm nay do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, TP. Hà Nội đã quyết định dừng tổ chức Lễ hội để đảm bảo phòng chống dịch./.