(Tổ Quốc) - Theo guardian, nếu không có tiến trình giải trừ hạt nhân, thượng đỉnh Mỹ-Triều xem như thất bại.
Giữa nghi ngờ về một kết quả khó đoán
Hiếm khi trong lịch sử hiện đại lại có một thượng đỉnh mà đứng giữa “nghi ngờ” thành-bại giống như thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra vào ngày 12/6 tới tại Singapore giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un |
Theo guardian, một bên là nhà lãnh đạo đứng đầu của một quốc gia liên tục giành cả 3 thập kỷ phát triển tên lửa và đầu đạn hạt nhân. Ông Kim Jong-un từng tuyên bố sứ mệnh lịch sử phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chính quyền ông Kim vẫn tuyên bố giống như vậy trước đây và chưa từng từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân. Và một bên là Tổng thống Mỹ được đánh giá là khó đoán và thất thường kèm theo đó là các phản ứng “phần lớn theo bản năng” trong thỏa thuận.
Điều khó đoán giữa cả hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên luôn được các nhà quan sát đưa ra đánh giá. Thời gian cho thượng đỉnh kéo dài hai ngày nhưng cũng có thể chỉ trong vài phút.
Dự đoán cho khả năng thượng đỉnh Singapore sắp tới giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên và Tổng thống Trump sẽ là gì?
Trước thềm thượng đỉnh diễn ra, Triều Tiên đã chấm dứt các vụ thử tên lửa tầm xa và tên lửa hạt nhân. Ông Kim đã mở màn cho tuyên bố kế hoạch phá hủy khu thử hạt nhân mặc dù các nhà quan sát vẫn cho rằng động thái này còn nhiều nghi ngờ.
Trong khi đó, Tổng thống Trump đã bày tỏ kỳ vọng cho cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Mỹ-Triều vào tuần sau.
Lộ trình đi tới thỏa thuận sẽ được hé lộ tại thượng đỉnh Mỹ-Triều vào 12/6 tới khi hai nhà lãnh đạo cùng ngồi vào bàn đàm phán. Tổng thống Trump có thể phải nhượng bộ và cho rằng “gặp để biết và tiếp sau đó”.
Tuy nhiên, nếu không có thêm tín hiệu khả quan trong giải trừ hạt nhân thì cuộc gặp sẽ được xem là thất bại. Để làm được điều này, ông Trump sẽ phải đảm bảo an ninh tuyệt đối cho ông Kim.
Nắm giữ “quân cờ” trong tay?
Cả hai nhà lãnh đạo đều nắm trong tay các “quân cờ” tại thượng đỉnh Singapore. “Quân cờ” đó phải là sự nhượng bộ của họ trước đối phương. Câu hỏi lớn đặt ra trong sự kiện này là quân cờ nào sẽ được sử dụng và tiếp đó sẽ là gì. Ở mức tối thiểu, ông Kim sẽ được kỳ vọng chính thức hóa tuyên bố chấm dứt các vụ thử tên lửa và hạt nhân. Tiến xa hơn là nỗ lực đóng băng các hoạt động hạt nhân giống như làm giàu urani.
Tuy nhiên, quân cờ lớn nhất trong màn mở đầu của ông Kim sẽ là tuyên bố kế hoạch chấm dứt chương trình hạt nhân. Nói một cách chi tiết, bằng cách nào để phi hạt nhân hóa và liệu ông Kim có cam kết cho một lộ trình cụ thể?
“Tôi tin tưởng rằng, Triều Tiên có thể hoàn toàn nói rằng phi hạt nhân hóa nhưng vẫn phải đàm phán”, ông Joseph Yun – cựu đại sứ Mỹ về chính sách Triều Tiên, hiện là cố vấn Viện hòa bình Mỹ nói.
Còn đối với ông Robert Gallucci, nhân vật tham gia các vòng đàm phán với Triều Tiên thời cựu Tổng thống Clinton cho biết: “Tuyên bố chi tiết về việc phi hạt nhân hóa sẽ là chìa khóa cho thành công hoặc thất bại của ông Trump tại Singapore”.
“Cho dù không làm bất kỳ điều gì khác thì ông Trump vẫn có chiến thắng. Nhưng nếu Tổng thống Mỹ không có được tuyên bố phi hạt nhân hóa thì vẫn xem là thất bại”, ông Gallucci cho biết.
Một yếu tố khác cần chú ý trong thượng đỉnh Mỹ-Triều lần này trong đề nghị mở đầu của ông Kim về thỏa thuận cho phép thanh sát viên quốc tế tới bãi thử hạt nhân của Triều Tiên tại Yongbyon.
“Khi tôi nghĩ về thành công lớn tại thượng đỉnh Mỹ-Triều lần này thì tôi cho rằng điều quan trọng là tạo điều kiện cho các thanh sát viên trở lại Triều Tiên theo đúng mục tiêu ban đầu của chúng ta”, ông Suzanne DiMaggio, giám đốc của tổ chức New America, người dẫn đầu các cuộc đàm phán không chính thức với Triều Tiên cho biết.
Ai nhượng bộ ai?
Các nhượng bộ sẽ là phù hợp với những gì Triều Tiên đã đưa ra thỏa thuận trước đó. Để có thể tạo nên bước ngoặt mới, ông Kim nên tiến xa hơn nữa. Tại thượng đỉnh hay các cuộc gặp tiếp đó, Mỹ có thể yêu cầu kiểm tra chương trình hạt nhân Triều Tiên đã công khai hay vẫn còn giữ bí mật. Điều này phải được làm rõ thông qua thanh sát viên đến Bình Nhưỡng.
Tổng thống Trump cũng có thể có nhiều cách để nhượng bộ nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Đầu tiên là đảm bảo an ninh và cam kết không có bất kỳ cuộc tấn công vào Triều Tiên. Ông Trump cũng nhấn mạnh đến việc sẵn sàng đàm phán để thông qua thỏa thuận hòa bình chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Mỹ có thể thành lập một văn phòng liên lạc tại Bình Nhưỡng và cho phép Triều Tiên mở một văn phòng tại Washingotn. Đây là một tín hiệu cải thiện quan hệ hai nước.
Ở một cách khác, Mỹ có thể đáp ứng sự linh hoạt bằng việc giảm tập trận chung với Hàn Quốc, hạn chế sử dụng các tài sản quân sự như F-22 hay máy bay B1-B gây khó với Triều Tiên.
Mối lo ngại của Seoul và Tokyo cũng có thể dễ thấy. Suy luận về việc ông Trump sẽ bị thuyết phục bởi Bình Nhưỡng liên quan đến việc rút quân lính tại các nước này hoặc làm suy yếu liên minh Mỹ tại khu vực. Theo các nhà quan sát, lo ngại của Hàn Quốc và Nhật Bản cũng là điều dễ hiểu.
Thế giới đang chờ đợi cho bước ngoặt tại thượng đỉnh Mỹ-Triều vào 12/6 tới. Điều quan trọng trong tuần tới là liệu các cuộc đàm phán hội nghị thượng đỉnh có kết thúc theo hướng chung đó hay không, và liệu Kim có có chứng minh về mức độ nghiêm túc của Triều Tiên khi nói về kho vũ khí hạt nhân của họ.
“Ông Kim Jong-un hiện là 34 tuổi. Tôi cho rằng, ông Kim vẫn còn nắm giữ chính quyền trong khoảng trên 40 năm nữa. Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng đã từng sống ở nước ngoài. Lịch sử Triều Tiên cho thấy rằng, họ không hề mong muốn phi hạt nhân hóa nhưng dù sao, đây cũng là thuật ngữ đáng để đem ra thỏa thuận trong các bàn đàm phán. Chiến tranh không phải là một lựa chọn”, Đại sứ Yun nói trước ủy ban Thượng viện ngày 5/6.