(Tổ Quốc) - Liên minh châu Âu EU ngày 14/12 đã đạt được một mục tiêu về quốc phòng 70 năm qua.
Các quốc gia Liên minh châu Âu EU ngày 14/12 đã đạt được một mục tiêu về quốc phòng 70 năm qua – khởi động một thỏa thuận giữa 25 chính phủ EU để tài trợ, phát triển và triển khai các lực lượng vũ trang cùng nhau.
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (EC) Donald Tusk cho rằng động thái này là "tin xấu cho kẻ thù của chúng tôi".
Các nhà lãnh đạo EU khởi động thỏa thuận từ ngày 14/12. |
Lần đầu tiên bị Quốc hội Pháp ngăn chặn vào những năm 1950 và sau đó là nước Anh, lo ngại về việc tạo ra một quân đội chung của EU, hiệp định trên được thông qua nhằm hướng tới việc chấm dứt tình trạng lãng phí hàng tỉ euro của những chính sách quốc phòng chia rẽ và giảm sự phụ thuộc quá nhiều của châu Âu vào Hoa Kỳ.
"Hơn nửa thế kỷ trước, một tầm nhìn đầy tham vọng của Cộng đồng quốc phòng châu Âu đã được xây dựng nên – tuy nhiên, đã không đạt được sự thống nhất và can đảm để đưa nó vào thực tiễn", ông Tusk, người chủ trì các cuộc họp thượng đỉnh của EU, nói về nỗ lực thất bại những năm 1950.
"Hiện tại giấc mơ này đã trở thành hiện thực", ông Tusk cho biết trong một bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo EU và lực lượng quân sự từ 25 quốc gia thành viên.
Đan Mạch, đã lựa chọn không tham gia vào các vấn đề quốc phòng của EU, và Malta, là hai nước EU duy nhất không thamgia hiệp định quốc phòng trên - cùng với nước Anh – đang trong quá trình đàm phán Brexit rời khỏi EU.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 5 và tạo nên xung lực mới cho các nỗ lực nhằm khôi phục sự hợp tác quốc phòng của EU sau khi cuộc trưng cầu dân ý chấn động của người Anh năm 2016, đã ca ngợi đây là một "tiến bộ cụ thể." Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cũng nói rằng hiệp định sẽ làm cho EU trở nên năng động hơn ở nước ngoài và sẽ hỗ trợ cho hoạt động của NATO.
EU năng động về quân sự
Các nhà ngoại giao cho biết, hiệp định trên, được gọi là Thỏa thuận Hợp tác Cấu trúc thường trực về quốc phòng (PESCO) - có ý nghĩa như một sự thể hiện tình đoàn kết và là một bước đi hữu hình trong hội nhập EU, đặc biệt là sau khi Anh quyết định rời đi.
Sau nhiều lo ngại về việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014 và những mối đe dọa từ tấn công mạng đến tấn công khủng bố, các chính phủ EU nói rằng thỏa thuân trên phù hợp với kết quả nhiều cuộc thăm dò tại châu lục - cho thấy hầu hết công dân EU muốn khối này bảo đảm an ninh.
Các chính phủ EU đã chứng minh rằng họ không thể hoạt động như một tập thể trong c cuộc chiến Balkan thập niên 1990 và chỉ dựa vào khối NATO - do Hoa Kỳ lãnh đạo để ngăn chặn cuộc đổ máu ở ngay trước cửa nhà của họ.
Tại Libya năm 2011, một chiến dịch không quân của Pháp-Anh đã hết đạn dược và trang thiết bị và một lần nữa buộc phải quay sang nhờ Hoa Kỳ hỗ trợ -điều được coi là một sự xấu hổ lâu dài đối với EU – khối kinh tế giàu có.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã chỉ trích việc châu Âu dành quá ít chi phí cho quốc phòng và lời cảnh báo của ông tới các đồng mình rằng họ sẽ không còn có thể phụ thuộc vào Mỹ nếu họ không trả tiền – cũng đã là một yếu tố thúc đẩy động thái trên.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Đức Joschka Fischer, người trên cương vị bộ trưởng đã ủng hộ sự can thiệp của NATO vào Kosovo vào năm 1999, đã phản đối cuộc chiến Iraq năm 2003. "Thật buồn khi chúng ta cần Donald Trump thúc đẩy chúng ta, nhưng dù sao, điều đó là kết quả đúng".
Lợi ích của nước Anh
Không giống như những nỗ lực trước đây trong quá trình hội nhập quốc phòng ở châu Âu, NATO ủng hộ dự án này. Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, người cũng tham dự hội nghị thượng đỉnh EU, đã cảnh báo chống lại sự chồng chéo. 22 nước EU cũng là thành viên của NATO.
"Phải có sự gắn bó giữa sự phát triển năng lực của NATO và Liên minh châu Âu. Chúng ta không thể gia tăng nguy cơ thực hiện cả các yêu cầu đối với xung đột từ EU và từ NATO đến cùng các quốc gia ", ông nói với các phóng viên.
Stoltenberg cho biết: "Lực lượng và sự phát triển năng lực theo sáng kiến của EU cũng phải phù hợp NATO bởi vì chúng tôi chỉ có một tổng thể lực lượng".
Các vấn đề còn lại là về tài trợ cho các sứ mệnh của EU trong tương lai. Một quỹ quốc phòng của Liên minh châu Âu (EU), ban đầu sẽ do Ủy ban châu Âu hỗ trợ, vẫn cần phải được phê chuẩn, mặc dù một giai đoạn thí điểm cho các nghiên cứu quốc phòng đang được tiến hành.
Theo một điều trớ trêu – được các nhà ngoại giao EU cho hay, Thủ tướng Anh Theresa May, người đã tham dự hội nghị thượng đỉnh, đã tìm cách tiếp cận dự án khi nó đang đi vào thực tế.
Một hiệp định quốc phòng Anh - Pháp thuộc EU năm 1998 được coi là nguồn gốc của thỏa thuận ngày 14/12. Trong một thỏa hiệp tiềm năng đối với PESCO, Anh có thể tham gia sau, nhưng chỉ trên nền tảng đặc biệt nếu họ cung cấp ngân sách và chuyên gia.
Anh và Pháp, cả hai đều là có vũ trang hạt nhân, là hai cường quốc quân sự của châu Âu, và trong năm 2010, đã thiết lập một lực lượng viễn chinh hỗn hợp để xiết chặt quan hệ quốc phòng lâu dài.
"Chúng tôi đối mặt với một số mối đe dọa trên khắp châu Âu," bà May nói. "Tôi rất rõ ràng rằng mặc dù người Anh đã có một quyết định rời khỏi EU, điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ rời khỏi trách nhiệm về an ninh châu Âu", bà nói với các phóng viên.
(Theo Reuters)