• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Quân sự Trung Quốc “vượt trội” Nga: Moscow không đáng gờm như vẫn nghĩ?

Thế giới 04/08/2018 09:58

(Tổ Quốc) - Nga có thể gia tăng ảnh hưởng quân sự hiện tại, tuy nhiên trong lâu dài, Trung Quốc sẽ là mối đe dọa lớn đối với các lợi ích Mỹ về cả kinh tế lẫn quân sự.

Liên Xô trong quá khứ luôn sở hữu lực lượng quân sự mạnh và nhanh chóng trở thành đối thủ chính của Mỹ sau Chiến tranh thứ 2. Tuy nhiên, mặc dù luôn đặt ưu tiên về sức mạnh quân sự và hạt nhân lên trên các phúc lợi xã hội trong nhiều thập kỷ thì trong tương lai, các chuyên gia gợi ý rằng Nga vẫn có thể bị đẩy lại phía sau.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh:AP

Moscow tăng cường sức mạnh quân sự mạnh mẽ với vũ khí hạt nhân được cho là nguy hiểm nhất thế giới và khả năng tác chiến điện tử tốt nhất trên thế giới.

Trong tương lai, giới quan sát cho rằng, có thể không ai nói về Nga là thách thức quân sự đứng đầu của Mỹ nữa mà mọi người khả năng sẽ nhắc đến Trung Quốc.

 Tổng thống Donald Trump đã đưa ra một chiến lược an ninh quốc gia, trong đó Nga và Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược chính mà không phải là chủ nghĩa khủng bố hay vấn đề biến đổi khí hậu. Trung Quốc được liệt kê đầu tiên và luôn đề cập thường xuyên trong các báo cáo.

Thủ phạm đằng sau sự tụt lùi của Nga? Đó có phải là sự trì trệ?

Mối đe dọa của Nga được biết đến là số lượng. Quan hệ của NATO và Nga liên tục căng thẳng ở châu Âu. Bên cạnh vấn đề liên quan đến sáp nhâp Crimea thì các biểu hiện của Moscow đối với các nước láng giềng vẫn không hề có tín hiệu thay đổi trong nhiều thập kỷ.

Vũ khí hạt nhân mới nhất của Nga hứa hẹn có thể tránh né và lừa được tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có của Mỹ. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ là các thông tin cũ. Thậm chí, vào những năm 1970, tên lửa hạt nhân Minuteman III của Mỹ vẫn có thể tránh được sự phòng thủ của Nga. Trong mọi trường hợp, chiến tranh hạt nhân liên tục là một vấn đề tranh luận nhằm hủy diệt tất cả mọi thứ.

Các hệ thống của Nga gần Đông Âu có thể vượt xa, và trong một số trường hợp, có thể áp đảo NATO. Tuy nhiên, Nga chỉ có thể thu về một chút lợi trong bất kỳ xung đột thông thường nào. Dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, điều này chỉ thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại và các mục đích khác.

Đâu mới thực sự là cuộc cách mạng trong quân sự Nga? Nga đã giới thiệu máy bay tàng hình Su-57 mà có thể so sánh với F-35 và F-22 của Mỹ, tuy nhiên, Moscow không đủ tiền để có thể đặt hàng nhiều hơn 12 chiếc. Giống như vậy, xe tăng T-14 Armata của Nga cũng không thấy được sản xuất tiếp tại nước này.

Bởi khủng hoảng kinh tế nên Nga cũng có ảnh hưởng ít nhiều trong khâu sản xuất các vũ khí quân sự như T-14 hay Su-57.

Trung Quốc “vượt mặt”

Trung Quốc đã từng mua các hệ thống vũ khí của Nga và tiến hành quá trình phân tích ngược nhằm thúc đẩy phát triển quân sự trở thành một trong số các quốc gia đứng đầu thế giới về sức mạnh quân sự. Theo giới chuyên gia, Bắc Kinh có thể đã vượt qua Nga về máy bay chiến đấu.

Không phải Nga mà Trung Quốc đã cho ra đời tiêm kích tàng hình Chengdu J-20 đọ sức với sự thống trị về loại vũ khí này của Mỹ lâu nay. Trung Quốc đã có bước đột phá đi trước về phần mềm và máy tính, phát triển cả điện toán lượng tử và trí thông minh nhân tạo.

Trung Quốc từng mua tàu sân bay của Liên Xô và tham gia huấn luyện. Và hiện tại, Bắc Kinh đã có tới ba hoặc thậm chí nhiều hơn các tàu sân bay cho các dự án khắp mọi vùng biển. Trung Quốc cũng chỉ ra rằng họ có thể đánh bại Mỹ trong cuộc chạy đua công nghệ.

Không phải Nga, Trung Quốc cũng trở thành đối thủ cạnh tranh không dễ dàng của Mỹ mặc dù khoảng cách không hề gần. Với dân số gấp 10 lần Nga và kinh tế có thể vượt lên trên Mỹ đứng đấu thế giới, giới chuyên gia cho rằng Moscow không thể ở lại lâu hơn trong các cuộc đối thoại của quân đội cấp cao.

Nga có thể đạt được nhiều mục tiêu chính sách đối ngoại thông qua việc tăng cường thông tin tại phương Tây. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện đang xây dựng một đội ngũ quân sự toàn diện có khả năng đọ sức với quân sự Mỹ.

Mỹ nằm ở đâu?

Bởi Mỹ đang đối mặt với căng thẳng mới từ cả Moscow và Bắc Kinh, chính quyền Tổng thống Donald Trump liên tục tính đến việc hòa giải với Nga sau thượng đỉnh Helsinki. Giới chuyên gia phỏng đoán khả năng Washington muốn song hành cùng Nga đối phó với một Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh trong bối cảnh căng thẳng chiến tranh thương mại giữa Bắc Kinh và Washington chưa hề có dấu hiệu giảm. Đó có thể là ý tưởng khéo léo của một siêu cường, tuy nhiên, diễn biến thế nào vẫn chưa thể nắm bắt.

Ban đầu, lô-gic về địa chính trị giữa Nga và Trung Quốc có vẻ như khá hoàn hảo. Cả hai nước có thể thấy được các thách thức về ảnh hưởng của Mỹ và mức độ ổn định của một hệ thống quốc tế do Mỹ dẫn đầu. Moscow và Bắc Kinh có thể tiến hành chiến dịch song song nhằm làm suy yếu liên minh và đối tác Mỹ thúc đẩy dự án quyền lực toàn cầu.

Tuy nhiên, trong quá khứ, những quốc gia này thường thấy ở mức độ cạnh tranh nhiều hơn là hợp tác. Các nhà quan sát cho rằng, Nga và Trung Quốc đã trải qua các cuộc chiến tranh cả “nóng và lạnh” với nhau. Cho tới ngày nay, họ vẫn trở thành các đối thủ tranh giành ảnh hưởng ở Trung Á và các nơi khác trên thế giới.

Trong khi đó, Mỹ chắc chắn sử dụng việc giảm số lượng đối thủ  mà họ phải giáp mặt. Mỹ đang thúc đẩy tiếp cận khả năng chiến lược. Nếu Washington có thể đạt được sự hòa giải mới với Nga thì Mỹ có thể giảm đi gánh nặng quốc phòng tại Đông Âu. Theo các chuyên gia, một chính quyền thông minh sẽ tránh phải đối đầu với Nga và Trung Quốc và thậm chí sẽ tìm đến hình thành mối quan hệ đối tác chiến lược với Moscow để có thể giải quyết mối đe dọa lâu dài từ Bắc Kinh.

Về lâu dài, Trung Quốc sẽ là mối đe dọa lớn đối với các lợi ích Mỹ về cả kinh tế lẫn quân sự. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Tổng thống Vladimir Putin đã chứng minh rằng Nga không hề đơn giản. Nhà lãnh đạo đứng đầu nước Nga đã có ảnh hưởng lớn về quân sự tại Syria, Ukraine và Georgia đồng thời liên tục có các cáo buộc liên quan đến các vấn đề chính trị của phương Tây. Các chuyên gia cho rằng, ảnh hưởng của Nga vào thời điểm hiện tại vẫn đáng kể do các thành công quân sự tại Ukraine và Syria đồng thời liên quan các cáo buộc về bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 cũng như khủng hoảng nội bộ sâu sắc trong liên minh châu Âu và NATO./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ