• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Quyết liệt tháo gỡ vướng mắc của Dự án phát triển CSHT Du lịch khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng

Du lịch 03/08/2017 08:22

(Tổ Quốc)-Chiều 2/8, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên họp đầu tiên của Ban chỉ đạo cấp quốc gia Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện.    Chiều 2/8, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên họp đầu tiên của Ban chỉ đạo cấp quốc gia Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện. Chiều 2/8, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên họp đầu tiên của Ban chỉ đạo cấp quốc gia Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện. Chiều 2/8, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên họp đầu tiên của Ban chỉ đạo cấp quốc gia Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện.

Tham dự phiên họp có Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái  – Trưởng Ban chỉ đạo Dự án và các thành viên Ban chỉ đạo cấp quốc gia, Ban quản lý Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng, lãnh đạo 5 địa phương là chủ đầu tư dự án bao gồm: Lào Cai, Hà Tĩnh, Điện Biên, Tây Ninh, Kiên Giang; đại diện Bộ Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng Nhà nước.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện chỉ đạo tại cuộc họp 

Theo đó, tổng mức đầu tư của dự án là 55,08 triệu USD, trong đó, vốn vay ưu đãi của ADB là 50 triệu USD, vốn đối ứng của phía Việt Nam là 5,08 triệu USD, được bố trí từ ngân sách trung ương và địa phương. Dự án được triển khai trong 5 năm, từ 30/3/2015 đến 31/12/2019.  Cơ quan chủ quản và chủ đầu tư dự án là Bộ VHTTDL và UBND các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Hà Tĩnh, Tây Ninh và Kiên Giang. Dự án nhằm phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, cải thiện môi trường tại các khu du lịch, cung cấp trang thiết bị du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, hợp tác tiểu vùng và quản lý dự án.

Tính đến ngày 30/6/2017, theo báo cáo của Ban quản lý dự án quốc gia (PCU) và các Ban thực hiện dự án (PIU), các hoạt động triển khai năm 2015, năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017: Đã cơ bản hoàn thành tất cả các công việc chuẩn bị để có thể triển khai ngay các hoạt động chính của Dự án, trong đó có việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể của toàn dự án, khai thông luồng vốn…; Đã hoàn thành việc mua sắm trang thiết bị văn phòng, ô tô cho toàn Dự án; Đã ổn định và củng cố hệ thống tổ chức và nhân sự để thực hiện Dự án của PCU và PIU… ; Đã hoàn thành một số hoạt động mềm như đào tạo quản lý điểm đến, cung cấp trang thiết bị cho điểm đến…

Dự kiến, trong 6 tháng cuối năm 2017, dự án sẽ cố gắng hoàn thành việc đấu thầu, trao hợp đồng xây lắp và khởi công cho 04-05 công trình xây dựng lớn nhất trong khuôn khổ Dự án.

Cũng tại phiên họp, đại diện Ban quản lý Dự án đã trình bày những khó khăn, vướng mắc, tồn tại của Dự án như: Dự án được  giao 252.947 triệu đồng Kế hoạch vốn nước ngoài năm 2017. Theo báo cáo của PCU, để hoàn thành giải ngân khoảng 90% kế hoạch vốn năm 2017, ít nhất 5 tiểu dự án phải được trao thầu và khởi công trước 31/12/2017. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng một số dự án chậm tiến độ và giải ngân thấp.

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái phát biểu tại phiên họp

Một số nguyên nhân được nêu ra là: Quy trình phê duyệt thiết kế và dự toán  tại các địa phương thường kéo dài và ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ tổ chức đấu thầu các gói thầu xây lắp của dự án; Công tác khảo sát, khoan thăm dò địa chất bị chậm ở một số tỉnh, đến hết tháng 7/2017 vẫn còn địa phương chưa thực hiện xong công tác này, làm cho đơn vị tư vấn không có căn cứ để thực hiện thiết kế; có 3/5 tỉnh có yêu cầu thay đổi địa điểm và nội dung đầu tư do nhiều hạng mục đã được các tỉnh thực hiện bằng vốn của địa phương, một số hạng mục bị chồng chéo với các dự án khác do tỉnh thực hiện…

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân của Dự án, Ban quản lý Dự án cũng đề xuất Bộ VHTTDL phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cho ý kiến về các đề xuất thay đổi nội dung đầu tư của UBND các tỉnh, thông báo và thống nhất với ADB kịp thời; Phối hợp với UBND các tỉnh để thống nhất phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn cho từng chủ đầu tư…

Đối với UBND các tỉnh, đề nghị khẩn trương phê duyệt kết quả khảo sát kỹ thuật, nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật/bản vẽ thi công và dự toán công trình. Đồng thời, sớm có văn bản gửi Bộ VHTTDL về đề xuất thay đổi nội dung đầu tư của Dự án trong khuôn khổ không làm thay đổi Hiệp định Vay và Quyết định phê duyệt danh mục Dự án…

Tại phiên họp, thành viên Ban chỉ đạo và các đại biểu đã góp ý, đề xuất các ý kiến, giải pháp để tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc trong việc triển khai Dự án.

Toàn cảnh phiên họp

Chỉ đạo tại Phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện yêu cầu Ban chỉ đạo, Ban quản lý Dự án cần phối hợp với Bộ, ngành liên quan và các tỉnh quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai dự án đúng tiến độ, đúng mục tiêu đề ra. Bộ trưởng yêu cầu, trước mắt cần tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại của năm 2015 và 2016, đồng thời xác định rõ nhiệm vụ cần triển khai thực hiện trong năm 2017 theo định hướng việc nào, dự án nào có đủ điều kiện thực hiện được ngay thì ưu tiên triển khai càng sớm càng tốt. Tất cả phải đảm bảo công tác giải ngân đúng tiến độ và đúng mục tiêu đề ra của Dự án.

Cuối cùng, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái - Trưởng Ban chỉ đạo Dự án yêu cầu Ban quản lý Dự án thực hiện đúng theo chỉ đạo của Bộ trưởng, đồng thời thường xuyên báo cáo Bộ trưởng tiến độ, lộ trình của dự án từ nay đến cuối năm./. 

Hoàng Hà - Minh Khánh

Lâm Minh

NỔI BẬT TRANG CHỦ