(Tổ Quốc) - Các ca nhiễm Covid-19 mới vẫn tiếp tục khiến giới y tế bày tỏ lo ngại về làn sóng lây nhiễm virus thứ hai có thể xảy ra.
Thế giới nhiều khả năng phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm dịch Covid-19 thứ hai trong bối cảnh các nhiễm mới vẫn tiếp tục gia tăng tại một số nước.
Theo hãng Reuters, các lo lắng về làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai đã khiến Bắc Kinh vội vã đóng cửa 6 chợ thực phẩm lớn vào ngày 12/6 trong khi Ấn Độ cũng gia tăng các ca nhiễm hàng ngày lên mức kỷ lục và Mỹ thông báo số giường bệnh đã kín chỗ.
Các quan chức y tế khắp thế giới bày tỏ lo lắng trong những ngày gần đây khi một số quốc gia phải vật lộn đối phó với tác động của kinh tế sau khủng hoảng dịch bệnh. Ảnh hưởng từ các biện pháp phong tỏa đã khiến kinh tế toàn cầu suy thoái và làn sóng biểu tình diễn ra tại một số nước.
"Chúng ta phải sẵn sàng nới lỏng các hạn chế nếu cần thiết", ủy viên phụ trách y tế của liên minh châu Âu – Stella Kyriakides cho biết sau khi yêu cầu 27 thành viên tiến hành xét nghiệm trong bối cảnh mở cửa lại trường học và doanh nghiệp.
Tại Trung Quốc, có hai trường hợp nhiễm Covid-19 mới được phát hiện tại Bắc Kinh. Các quan chức đã cho đóng cửa 6 chợ thực phẩm buôn bán lớn – địa điểm hai người đàn ông nhiễm Covid-19 mới đã tới, tuy nhiên, hiện vẫn chưa biết các trường hợp nhiễm mới bắt nguồn từ đâu.
Ấn Độ đã mở cửa trở lại các phương tiện công cộng, văn phòng làm việc và khu thương mại trong tuần này sau gần 70 ngày mặc dù các quan chức y tế vẫn cảnh báo phải mất nhiều tuần mới có thể "làm phẳng đường cong" tỷ lệ các ca nhiễm Covid-19.
Ông Syed Ahmed Bukhari, người đứng đầu nhà thờ Jama Masjid của Delhi đã ra lệnh ngừng tập trung cho đến cuối tháng này.
Số ca tử vong của Ấn Độ do Covid-19 là 8.498. Tuy nhiên, Bộ y tế nước này cho biết các ca nhiễm đã tăng kỷ lục vào ngày thứ Sáu tại Delhi, Mumbai và Chennai.
"Tại sao các điểm đến nhà thời liên tục khiến virus lây nhiễm tăng mạnh như vậy?", ông Syed Ahmed Bukhari đặt ra nhiều nghi ngờ về mức độ lây nhiễm tại các nhà thờ.
"Làn sóng lây nhiễm đầu tiên chưa vượt qua"
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hiệp hội Y tế đứng đầu cho biết, việc nới lỏng hạn chế vào 1/6 diễn ra quá nhanh trong bối cảnh các ca tử vong giảm trong các tuần gần đây.
"Có các thảo luận về làn sóng lây nhiễm thứ hai bùng phát, tuy nhiên, chúng ta chưa thể vượt qua làn sóng lây nhiễm thứ nhất", ông Cavit Isik Yavuz thuộc nhóm nghiên cứu tại Hiệp hội y học Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Trong khi các ca nhiễm mới vẫn duy trì ít hơn ở hầu hết các quốc gia châu Âu thì các chuyên gia y tế nhìn thấy mức độ rủi ro hậu phong tỏa vẫn gia tăng và có thể các nước sẽ phải áp dụng các hạn chế mới.
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) phỏng đoán mức độ lây nhiễm có thể vẫn tiếp tục diễn ra ở các quốc gia châu Âu trong các tuần tới. Điều này tiếp tục khiến cho hệ thống y tế nước này căng thẳng nếu không tiến hành xét nghiệm Covid-19 nhanh chóng. Các biện pháp kiểm soát của chính phủ cần phải kiểm tra và có thể phải tiếp tục áp dụng lại trong các tuần tiếp theo.
Bà Andrea Ammon, Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp giãn cách xã hội và giữ gìn vệ sinh.
Các quan chức nước này cũng bày tỏ lo lắng về mức độ lây nhiễm của virus nếu tụ tập đông người xảy ra.
"Các sự kiện công cộng có thể gây ra mức độ truyền nhiễm lớn", ông Martin Seychell- quan chức y tế tại Uỷ ban liên minh châu Âu cho biết.
Kêu gọi đoàn kết
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng thách thức của việc bùng phát lây nhiễm dịch bệnh có thể trở lại.
"Chúng ta phải nhớ rằng, mặc dù tình hình đang cải thiện ở châu Âu nhưng mức độ lây nhiễm toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta cần sự hợp lực toàn cầu để ngăn chặn dịch bệnh toàn diện", Tổng giám đốc WHO - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh.
Trong số 5347 ca tử vong kỷ lục toàn cầu thì Mỹ có tới 3681 ca, Tổ chức WHO cho biết.
Tại Mỹ, hai bang Texas và Arizona liên tục có các ca nhiễm Covid-19 khiến tình trạng các phòng bệnh tại bệnh viện luôn kín bệnh nhân trong bối cảnh kinh tế Mỹ mở cửa trở lại. Alabama, Florida, North Carolina, NamCarolina, Oregon và Nebraska đều có các ca nhiễm mới kỷ lục trong tuần.
"Tôi muốn mở cửa kinh tế thành công. Tuy nhiên, tôi đang gia tăng lo lắng rằng chúng ta đang tới gần thảm họa dịch bệnh nếu không thận trọng", Lina Hidalgo – thẩm phán quận Harrí cho biết.
"Hầu hết các bệnh viện đều có các bệnh nhân có nguy cơ tử vong", Spencer Fox, nghiên cứ tại Đại học Texas cho biết.
"Chúng ta đang bắt đầu đối mặt với tín hiệu rát lo lắng về diễn biến đại dịch diễn ra tại các thành phố và các bang ở Mỹ cũng như khắp thế giới. Khi bạn bắt đầu nhìn thấy các tín hiệu như vậy, bạn cần phải có phản ứng nhanh chóng".
"Mỹ đang giữ kỷ lục các ca nhiễm khi có hơn 113.000 ca nhiễm Covid-19, vượt xa so với các quốc gia khác. Có số này có thể vượt hơn 200.000 tính đến tháng Chín", ông Ashish Jha, người đứng đầu Viện y tế toàn cầu Havard nói trên CNN.