(Tổ Quốc) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ngày 14/1, ông chưa từng làm việc cho Nga.
"Chưa từng làm việc cho Nga"
Tuyên bố chưa từng làm việc cho Nga là bác bỏ đầu tiên của Tổng thống Mỹ sau báo cáo truyền thông rằng Cục điều tra liên bang Mỹ vào năm 2017 đã điều tra liên quan đến Nga cũng như các cuộc gặp giữa ông và lãnh đạo đồng cấp Nga - Vladimir Putin.
Ảnh minh họa. Nguồn:CNN
Tổng thống Donald Trump cũng đưa ra tranh cãi khi báo cáo của Washington Post cho rằng, Tổng thống Mỹ đã che giấu các tài liệu về cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng thời tịch thu các thông tin tài liệu từ phiên dịch viên.
Tờ New York Times báo cáo vào ngày 11/1 rằng, Cục điều tra liên bang Mỹ FBI đã mở cuộc điều tra sau khi Tổng thống Trump quyết định sa thải Giám đốc FBI – ông James Corney. Sau báo cáo khẩn cấp này, Tổng thống Trump đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ đối với Cục điều tang liên bang FBI và tờ New York Time.
"Không chỉ tôi chưa từng làm việc cho Nga. Tôi nghĩ rằng, câu hỏi này có phần mờ ám và vô nghĩa", Tổng thống Trump vừa nói với báo chí vừa rời khỏi Nhà Trắng trong chuyến thăm Louisiana.
Đây được cho là một trong các động thái của Tổng thống Donald Trump nhằm giữ kín nội dung thảo luận của ông với người đồng cấp Nga để có thể tránh dư luận theo dõi. Điều này cũng có nghĩa thông tin cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông và Tổng thống Putin sẽ không cho các quan chức cấp cao trong chính quyền của ông biết. Kết quả là không có ghi chép cụ thể nào về những cuộc gặp trực tiếp của ông Trump với ông Putin tại 5 địa điểm trong suốt 2 năm qua.
Mối quan hệ của Tổng thống Trump với Nga và Tổng thống Putin luôn là trung tâm của các đồn đoán ngay từ đầu nhiệm kỳ Tổng thống sau các cáo buộc điều tra liên quan đến bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Tổng thống Trump đã chỉ trích các cuộc điều tra này và nói rằng điều này vô căn cứ.
Cố vấn đặc biệt Robert Mueller đã được bổ nhiệm tham gia các cuộc điều tra FBI liên quan đến Tổng thống Trump và Nga vào tháng 5.2017 sau khi Tổng thống Trump sa thải ông Corney.
Vào ngày 12/1, tờ Washington Post đã có báo cáo rằng, Tổng thống Trump đã lấy lại các tờ thông tin mà phiên dịch viên có được trong suốt cuộc gặp với Tổng thống Putin tại Hamburg vào năm 2017. Theo tờ báo này, các thông tin rò rỉ cho rằng Tổng thống Trump đã yêu cầu các quan chức chính quyền khác giữ im lặng về thông tin cuộc gặp.
"Tôi không hề biết bất cứ điều gì về thông tin này", Tổng thống Trump nói vào ngày 14/1 khi nhắc đến sự việc giữ kín thông tin trong cuộc gặp với Tổng thống Putin vào năm 2017.
Tuy nhiên, đại diện phía Đảng dân chủ cho biết, họ cho rằng đây là một thỏa thuận rất lớn và bày tỏ lo lắng về báo cáo liên quan đến người phiên dịch trong cuộc gặp.
Bí mật của Tổng thống Putin
Nhà Trắng đã lên tiếng về việc truyền thông đăng tải các thông tin cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin, gần đây nhất là các tuyên bố của nữ phát ngôn Sarah Sander.
Trong khi không có bằng chứng rõ ràng việc Tổng thống Trump có ảnh hưởng như thế nào đến Nga. Tuy nhiên, theo giới quan sát, các chính sách của Tổng thống Trump với Moscow dường như luôn có chút mềm mỏng.
Điều này bao gồm trong các căng thẳng với NATO, thông báo đột ngột về việc Mỹ rút khỏi Syria. Nhưng đây lại là điều Kremlin mong muốn. Các bình luận gần đây cũng cho rằng Tổng thống Putin có phần mềm mỏng hơn nhiều với Moscow.
Sự ấm áp của Tổng thống Mỹ Donald Trump với các nhà lãnh đạo đứng đầu nước Nga là Tổng thống Putin giúp Nga đạt được phần nào lợi ích.
Giới quan sát cho rằng, các động thái đó phản ánh phần nào sự gần gũi với Nga của Tổng thống Trump bất chấp các cáo buộc xung quanh điều tra công khai về mối quan hệ giữa hai bên.
Khi được hỏi trên Fox News vào ngày 12/1 về báo cáo của tờ New York Times, Tổng thống Trump cho biết: "Đây là điều vô lý nhất mà tôi từng nghe" và tuyên bố ông hoàn toàn có thể áp đặt các chính sách hà khắc vào Nga hơn các lãnh đạo tiền nhiệm khác.
Đôi lúc, chính quyền Tổng thống Trump đang có các bước phù hợp đưa ra các chính sách cứng rắn hơn với Mosocw. Điều đó bao gồm các trừng phạt vào Nga liên quan đến can thiệp trong bầu cử Mỹ, việc chấp thuận các thương vụ vũ khí cho các nước.
Tuy nhiên, thượng đỉnh Helsinki vào năm 2018 lại làm suy yếu đi chính sách của Tổng thống Turmp.
Các quan chức cấp cao của Đảng Dân chủ bày tỏ chỉ trích đối với việc phát triển quan hệ thân thiết giữa Tổng thống Trump và Nga sau các điều tra. Các quan chức này đã đưa ra các quan sát về những gì đã xảy ra trong năm 2016 và mối quan hệ cá nhân và kinh doanh của Trump với Moscow.
"Tôi cho rằng, chúng ta đang chứng kiến những hành động độc lập này, thậm chí độc lập với Mueller, đó là sự dẫn dắt và một số lý do tại sao cuộc điều tra này bắt đầu và tại sao rất nhiều người Mỹ, như tôi, đã quan tâm quá lâu", Thượng sỹ Đảng dân chủ, bang Virginia - Mark Warner cho biết.