• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sóng gió hạt nhân Nga – Mỹ: Bế tắc lún sâu từ cam kết đến hành động

Thế giới 12/06/2019 11:12

(Tổ Quốc) - Nhà ngoại giao đứng đầu Moscow đã kiến nghị Washington tham gia một thỏa thuận chung nhằm kiểm soát việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Đây là một nỗ lực từ phía Nga nhưng chưa có phản ứng từ Mỹ.

Lời ngỏ từ Moscow về cam kết hạt nhân

Theo Newsweek, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã thực hiện cuộc gọi gần đây vào ngày 11/6 tại diễn đàn quốc tế Primakov Readings khẳng định rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cùng nhau thực hiện cam kết cộng đồng quốc tế về vấn đề hạt nhân, trong đó khẳng định chiến tranh hạt nhân không phải là một lựa chọn và cần thiết để có một lộ trình chắc chắn để không rơi vào các căng thẳng địa chính trị.

Sóng gió hạt nhân Nga – Mỹ: Bế tắc lún sâu từ cam kết đến hành động - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Newsweek

"Nếu vũ khí hủy diệt hàng loạt có thể được sử dụng thì mọi người sẽ đối mặt với nguy hiểm chưa từng có", Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho biết.

"Trong khía cạnh chính trị, tất nhiên, đây là nền tảng quan trọng cho cả Nga và Mỹ nhằm kiểm soát thế giới tránh rơi vào chiến tranh. Moscow và Washington nên chấp nhận tuyên bố chung ở mức độ cao nhất để chiến tranh hạt nhân không thể diễn ra", Ngoại trưởng Lavrov nói thêm.

Ngoại trưởng Nga cho rằng, cả Mỹ và Xô viết đã từng có cam kết trước đây và ông bày tỏ không hiểu tại sao điều này cho đến nay lại phải tái cam kết trong các điều kiện hiện tại. Cùng với đó, đề xuất hiện tại đang đi quá xa khiến cho cả hai nước không thể có được mục tiêu chung.

Trong phiên điều trần hồi tháng Ba trước Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ, Tướng John Hyten, tư lệnh Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ (STRATCOM) đã khẳng định, chiến tranh hạt nhân không thể có được chiến thắng và vì vậy không thể để cho bất kỳ cuộc chiến tranh nào diễn ra.

Vào cùng thời điểm, tướng John Hyten, tư lệnh Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ (STRATCOM), đã cảnh báo mạnh mẽ về khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của cả Trung Quốc và Nga trong Bản báo cáo Nuclear Posture Review (Đánh giá chung về tình trạng hạt nhân). Theo đó, Ngoại trưởng Lavrov và các quan chức Nga khác đã tuyên bố mức độ vẫn trong giới hạn cho phép và chưa vượt quá khả năng.

Bế tắc thỏa thuận chung về kiểm soát vũ khí

Tờ newsweek dẫn tin, các con số cụ thể của Moscow và Washington đều chưa thể thể hiện hết được tham vọng hạt nhân của cả hai nước. Theo giới quan sát, điều này có thể dẫn đến nguy cơ xung đột hạt nhân khi cả Nga và Mỹ đều được cho là có kho vũ khí được đánh giá là đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, các lo lắng giữa hai bên từ việc phát triển các vũ khí hạt nhân công suất thấp với khả năng mức độ thấp về độ tàn phá, vẫn có thể rơi vào khủng hoảng hạt nhân.

Giới quan sát cho rằng, các biện pháp hạn chế các kho vũ khí của Mỹ và Nga đã bắt đầu có tín hiệu thất bại.

Vào tháng Hai, Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung 1987. Bộ Ngoại giao Mỹ đã có buộc Moscow đang xây dựng một hệ thống vũ khí vi phạm thỏa thuận trong khi các quan chức Nga đã phản đối tuyên bố của Washington vì cho rằng, các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung của Lầu Năm Góc tại châu Âu cũng được sử dụng và đang vi phạm thỏa thuận.

Thỏa thuận tiếp theo là Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) được Mỹ và Nga ký năm 2010, có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Hiệp ước quy định mỗi bên cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình để sau 7 năm và trong tương lai tổng số lượng vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo bố trí trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 bệ phóng đã được triển khai và chưa được triển khai. Nga đã kêu gọi các quan chức Mỹ bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán nhằm cân nhắc lại khả năng kéo dài thời hạn cho New START. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục quá trình xem xét lại thì Tổng thống Trump đang bày tỏ cân nhắc thu xếp lại toàn bộ tiến trình mới.

Vào tháng Tư, Tổng thống Trump đã nói trên Fox News rằng Mỹ muốn chấm dứt các vũ khí hạt nhân, không chỉ áp dụng với Triều Tiên mà cả với các quốc gia khác bao gồm Nga và Trung Quốc. Tổng thống Trump đã tuyên bố tiếp tục hỗ trợ Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), trong đó có sự tham gia của cả Bắc Kinh.

Trong khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ban đầu bày tỏ hoan nghênh động thái này và kêu gọi cả Mỹ đi tới cam kết "nói không với việc sử dụng vũ khí hạt nhân" thì một số quan chức Trung Quốc bày tỏ từ chối lời đề nghị của Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng vào tháng trước đã nói rằng, Bắc Kinh là quốc gia có ít vũ khí hạt nhân hơn so với Nga và Mỹ đồng thời cho rằng, chính quyền Tổng thống Trump không giữ lời hứa cam kết trong thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 khi đơn phương rút khỏi thỏa thuận này vào năm ngoái.

Moscow và Bắc Kinh đều cáo buộc diễn biến căng thẳng hiện tại của Mỹ có thể thổi bùng cuộc đua vũ khí hạt nhân trong báo cáo đánh giá phòng thủ tên lửa (Missile Defense Review) hồi tháng Một. Theo mô tả trên báo cáo Missile Defense Review (đánh giá phòng thủ tên lửa) chính thức của Lầu Năm Góc hôm 17/1/2019, máy bay F-35 chống tên lửa hạt nhân sẽ được triển khai phối hợp cùng với các phương tiện khác nhằm vô hiệu hóa và bảo vệ Mỹ khỏi những mối đe dọa hạt nhân như tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), trong đó có máy bay không người lái trang bị vũ khí laser và cảm biến quỹ đạo giúp phát hiện và đánh chặn ICBM ngay khi vừa rời bệ phóng. Nga và Trung Quốc cho rằng, chính Washington đang vi phạm các cam kết từ thỏa thuận vũ khí hạt nhân trong báo cáo này.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ