• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sóng ngầm Nga – Mỹ bủa vây giữa căng thẳng chưa thể xoa dịu

Thế giới 14/06/2018 14:56

(Tổ Quốc) - Các chuyên gia cho rằng, cuộc chiến qua lại giữa Nga và Mỹ làm suy yếu khả năng thực thi các trừng phạt trên toàn thế giới của Liên Hợp Quốc.

“Sóng ngầm” căng thẳng Mỹ-Nga

Ông Gregory Johnsen là nạn nhân gần đây nhất. Vào tháng Ba năm nay, một chuyên gia người Mỹ - đại diện cho Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã có hai năm điều tra các vi phạm trừng phạt tại Yemen biết được rằng, Nga đang để mắt tới hợp đồng mới của ông Johnsen.

Tổng thống Trump và Tổng thống Putin. Ảnh:The Hill

Hai tuần trước đó, giáo sư người Nga Nikolai Dobronravin được bổ nhiệm vào Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc điều tra về các vi phạm trừng phạt Liên Hợp Quốc tại Sudan.

Cả hai nhân vật nêu trên đều là các chuyên gia cao cấp. Trước đó, ít nhất 6 trong số họ đã từng bị mất việc tại Liên Hợp Quốc mặc dù đều là các cá nhân xuất sắc.

Các nhà phân tích cho biết, họ là các nhân vật trong sóng ngầm căng thẳng giữa Mỹ và Nga trong thời gian gần đây.

Đối với Nga, mục tiêu có thể là muốn làm suy yếu các trừng phạt của Liên Hợp Quốc vào một số nước . Đối với Mỹ, các cuộc tập trận xuất hiện nhiều bất đồng hơn với Nga kể từ khi các cáo buộc Moscow tham gia vào bầu cử các nước phương Tây và liên quan đến các vấn đề quân sự tại Ukraine và Syria.

“Tôi cho rằng, chúng ta sẽ nhìn thấy cảnh tượng của chiến tranh du kích nhiều hơn về các vấn đề ngoại giao trừ khi Nga và Mỹ có thể tiến tới thương lượng để có thể giảm thiểu các căng thẳng tại Liên Hợp Quốc và nhìn mọi thứ xa hơn ngay từ bây giờ”, Richard Gowan - một chuyên gia về Liên Hợp Quốc tại Hội đồng đối ngoại châu Âu

“Chủ nghĩa gây rối dường như đang là một chiến lược tốt cho Moscow tại Syria và có vẻ Nga sẽ áp dụng một cách tổng quát hơn”, ông Gowa cho biết.

Các xung đột và căng thẳng leo thang diễn ra từ đầu năm nay sau nhiều vụ việc liên quan đến Nga và châu Âu.

Trước đó, hồi tháng 12/2016, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thành lập ban hội thẩm quốc tế nhằm thu thập chứng cứ phục vụ công tác truy tố các trường hợp phạm tội ác chiến tranh.

Vào năm ngoái, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bổ nhiệm thẩm phán người Pháp Catherine Marchi-Uhel làm Trưởng ban hội thẩm quốc tế chuyên thu thập chứng cứ về tội ác chiến tranh trong cuộc nội chiến Syria kéo dài 6 năm qua.

Nga có vẻ ưu ái cho người kế nhiệm Tanzania nhưng ứng viên này lại luôn bị để mắt bởi Mỹ, Anh và Pháp. Moscow trả đũa bằng cách ngăn chặn hai ứng viên được Washington ưu ái, một từ Pháp và một từ Lebanon.

Căng thẳng chưa thể xoa dịu

Các nhà ngoại giao Nga cũng đã có phản ứng về việc trì hoãn bổ nhiệm một chuyên gia người  Pháp về tên lửa nhằm siết chặt kiểm soát các trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Triều Tiên. Moscow cũng đã ngăn chặn nỗ lực của Mỹ và các đồng minh châu Âu về việc áp đặt lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với 6 người bị cáo buộc có liên quan hoạt động buôn người trái phép tại Libya. Tuy nhiên, gần đây Nga đã tăng cường các trừng phạt đối với nạn buôn người.

Nga và phương Tây đã có thời điểm căng thẳng leo thang xấu hơn thời kỳ chiến tranh Lạnh. Moscow được cho rằng là có liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên người Nga tại London vào tháng Ba. Hai tuần sau vụ tấn công, Tổng thống Donald Trump ngay lập tức đã trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga ra khỏi Mỹ.

“Mỹ làm một thứ và Nga phản ứng y hệt như vậy. Phản ứng có phần nông nổi giữa Moscow và Washington”, một chuyên gia cho biết.

Thêm vào đó, trường hợp của ông Johnsen minh họa cho căng thẳng giữa Mỹ và Nga.

Nga là một thành viên tại Liên Hợp Quốc liên tục một thời gian dài luôn giữ các ảnh hưởng nhằm bảo vệ lợi ích. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho biết, Nga hiện đang bất đồng với một số sáng kiến của phương Tây khi được cho là nằm ngoài lợi ích của họ.

Các nhà ngoại giao phương Tây cho rằng, Nga là thành viên phản biện duy nhất trong câu chuyện lịch sử này.

“Chúng ta có thể đi trong vòng luẩn quẩn và cố gắng để đạt được mục đích. Tôi không cho rằng bất kỳ ai vô tội về điều này”, một quan chức cấp cao cho biết.

Nga và Trung Quốc luôn bày tỏ nghi ngờ về sự khôn ngoan trong các trừng phạt đối với các quốc gia chống lại các quy chuẩn quốc tế. Điều này càng được Moscow hiểu rõ từ khi Mỹ và châu Âu áp đặt các trừng phạt kinh tế đối với Moscow sau việc Nga sáp nhập Crimea.

Bởi vậy các nhà ngoại giao Nga đã luôn phản ứng ngược lại đối với các quy định của Liên Hợp Quốc do Mỹ và châu Âu khởi xướng.

Thậm chí cho dù Moscow và Bắc Kinh đã đồng ý các trừng phạt tại Hội đồng bảo an thì các nhà ngoại giao Nga vẫn có gắng làm suy yếu đi việc áp đặt các trừng phạt này của Liên Hợp Quốc.

Vào tháng 12, Nga cũng đã ủng hộ động thái của Iran về việc cắt giảm ngân sách về việc giám sát quá trình vận chuyển tên lửa và vũ khí của Tehran. Điều này khiến một chuyên gia người Đức về tên lửa và một chuyên gia vũ khí người Bỉ phải từ chức. Việc sa thải hai chuyên gia này đã khiến Mỹ phải chú ý đến các động thái của Iran về các chương trình tên lửa và vũ khí.

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015, căng thẳng ngoại giao giưa Iran với các đồng minh của Mỹ muốn duy trì thỏa thuận này tăng lên.

 Châu Âu mặc dù khẳng định cam kết đối với việc duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran nhưng vẫn thừa nhận rằng, thỏa thuận này cần được bổ sung một số điều khoản. Các bên cùng tham gia kí kết là Nga, Trung Quốc, Đức, Anh và Pháp đang cố gắng cứu vãn thỏa thuận.

Người phát ngôn Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran - ông Behrouz Kamalvandi ngày 13/6 tuyên bố, Iran sẽ bắt đầu các hoạt động làm giàu urani tại Cơ sở hạt nhân Fordow, lắp đặt trang thiết bị hạt nhân mới tại cơ sở Natanz, nếu nước này rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đạt được với các cường quốc vào năm 2015.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ