(Tổ Quốc) -Cuối cùng thì mối nghi ngờ về điểm số cao bất thường ở Hà Giang cũng đã đưa ra lời giải đáp trước dư luận với sự thừa nhận có gian lận. Một sự thật được sáng tỏ nhưng lại dễ khiến những người quan tâm đến giáo dục tổn thương, bật khóc hơn là cảm thấy vui mừng, nhẹ lòng.
- 17.07.2018 Phát hiện sai phạm “tày trời” từ điểm thi “bất thường” tại Hà Giang
- 17.07.2018 Hà Giang: Sử dụng kết quả chấm thẩm định để làm kết quả thi chính thức THPTQG 2018
- 17.07.2018 Kết quả thi bất thường tại Hà Giang: Cựu Cục trưởng Cục CNTT nói về lỗ hổng của thi trắc nghiệm
- 17.07.2018 Sai phạm kết quả kỳ thi THPT 2018 tại tỉnh Hà Giang chỉ do một người làm?
- 17.07.2018 [Infographic] Hà Giang: Sáu ngày vật lộn với điểm thi THPT Quốc gia 2018
- 17.07.2018 Sự cố điểm thi tại Hà Giang: Đã có điểm thi mới sau khi chấm thẩm định
- 17.07.2018 Lãnh đạo tỉnh Hà Giang chịu trách nhiệm trước sai phạm kết quả thi
- 17.07.2018 Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì điều tra sai phạm kết quả thi tại Hà Giang
- 18.07.2018 Không chỉ Việt Nam, gian lận điểm thi cũng “khuấy đảo” Anh
- 18.07.2018 Không chỉ ông Vũ Trọng Lương tác oai tác quái
- 18.07.2018 Thứ trưởng Bộ Giáo dục lên tiếng về sai phạm chấm thi tại Hà Giang
Vì sao lại như vậy?
Bởi có những người yêu mến mảnh đất địa đầu Tổ quốc này với biết bao con người chân chất, thật thà, hồn hậu vẫn không muốn tin cái sự bất thường điểm thi bị dư luận nghi ngờ và đặt ra dấu hỏi lại xảy ra ở nơi đây.
Bởi chỉ cần lắng mình lại, nhìn các em học sinh mới chỉ bước đến cái tuổi 18 “ăn chưa no, lo chưa đến” vừa mới rời ghế nhà trường hẳn trong đầu các em vẫn còn ăm ắp những bài học về làm người, về sự trung thực, về nỗ lực cá nhân, về tiềm lực con người… rất có thể đang có một sự đổ vỡ âm thầm. Một nỗi đau âm ỉ, lặng thầm với nhiều mức độ khác nhau trong mỗi chúng ta về câu chuyện giáo dục.
Họp báo về sự cố điểm thi cao bất thường tại Hà Giang ngày 17/7. Ảnh: Nam Nguyễn |
Có trăm ngàn lý do để khắc nghiệt của cuộc sống đập vào mắt các em về sự giả dối như bắt gặp ở ngoài đường, từ người hàng xóm thân thiết… nhưng cho dù thế nào thì nhà trường vẫn được coi là nơi “ của sự trung thực”. Hành vi gian lận thi cử, giả dối học lực không bao giờ được cổ vũ, thỏa hiệp hay sống chung ngay từ khi các em bước vào lớp học đầu tiên còn đầy bỡ ngỡ trong cuộc đời. Thế nhưng, cũng chính tại một kỳ thi quan trọng nhất của đời học sinh, các em lại thấy sự giả dối ấy hiện hữu. Các em đã từng kỳ vọng một kỳ thi trong sạch, đánh giá một cách công bằng những nỗ lực học tập của bản thân để tiếp tục lựa chọn con đường đi cho tương lai. Điểm số sẽ làm căn cứ để giấc mơ về một giảng đường đại học với những ngành nghề mình yêu thích, muốn được cống hiến, đóng góp cho quê hương đất nước bằng trí tuệ trở thành hiện thực. Vậy mà, kỳ thi đã bị “làm hỏng” cái ý nghĩa tốt đẹp chỉ vì sự giả dối.
Các thầy cô cũng từng dạy các em rằng ngôi trường lớn nhất, đáng học cả đời chính là trường đời. Vậy mà vừa mới chỉ rời ghế nhà trường, các em bỗng thấy bài học về sự trung thực dường như không ở trong chính một kỳ thi quan trọng.
Đáng buồn và đau xót hơn, người tác động vào điểm số của bài thi lại là người lớn. Bản thân một mình các em không thể tác động và làm sai kết quả một cách chót vót bất thường và đồng loạt như vậy. Nếu có thì chỉ là sự nhỏ lẻ của cá nhân về quay cóp, gian lận thi cử. Và cho dù là nhỏ lẻ cá nhân thì ngay cả bản thân sự quay cóp đó các em cũng vi phạm, cũng phải chịu những hình thức kỷ luật. Vậy mà ở đây người lớn lại làm sai. Những người đã trưởng thành, đã ít nhiều va vấp cuộc đời, thấy rõ và lường trước được hậu quả của việc giả dối điểm số này nhưng vẫn làm sai.
Những điểm số cao bất thường không chỉ “làm khó” cho biết bao em học sinh nỗ lực học tập, rèn rũa bằng chính thực lực bản thân mà còn liên lụy biết bao người. Bao nhiêu năm nay chúng ta từng biết đến câu chuyện để vào được trường top đầu có khi 9 điểm một môn cũng bị trượt. Bởi có thể cùng một điểm số nhưng các em không được ưu tiên khu vực thì 9 điểm một môn cũng nằm trong nguy cơ bị trượt đại học top đầu. Một sự cạnh tranh thiếu công bằng từ nguy cơ điểm số cao bất thường có lẽ cũng “làm khó” cho ngay chính các em bị/được điểm cao. Các em sẽ phải đối mặt với dư luận, sẽ bị soi mói, bị đưa lên bàn cân để so sánh, bị bủa vây những suy diễn, áp đặt từ sự thiếu thiện cảm của người đời.
Cái giả dối đã nhen lên trong các em sự hoang mang, đã làm tổn thất niềm tin của các em. Thấy thương cho các em khi phải nhận ra một bài học đầy phũ phàng ngay cổng trường ở sau lưng các em.
Ảnh minh họa. Ngọc Diệp/dantri.com.vn |
Vẫn biết, điểm số của các kỳ thi không phải là quyết định cho sự thành bại của cuộc đời một con người. Bài học sách vở không phải ai cũng biết đem ra áp dụng trong cuộc sống mà gặt hái được kết quả. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi cùng lúc gộp 2 kỳ thi quan trọng: tốt nghiệp và đại học lại thì điểm số lại có ý nghĩa lớn, và là mối quan tâm của toàn xã hội. Điểm số vô hình chung đôi khi trở thành áp lực cho các em. Các em học sinh chưa từng trải, khi nhận những điểm số không được như kỳ vọng của chính bản thân hoặc người nhà đã có không ít hành động dại dột, hủy hoại cả cuộc sống tươi đẹp còn dài phía trước của mình. Những điểm số gian dối có thể làm thay đổi số phận một con người.
Sự cố điểm thi cao bất thường ở Hà Giang là bài học đắt giá, với nhiều dư chấn không mong muốn xảy ra mà ngành giáo dục cần phải thấy trách nhiệm lớn của mình để cùng ngồi lại đưa ra những giải pháp cho một kỳ thi. Dù kỳ thi có thay đổi như thế nào, hình thức bài thi có là gì đi chăng nữa thì kết quả cuối cùng phải phản ánh đúng thực lực của học sinh, không có chỗ cho sự gian lận mới là thành công cũng như sự trông chờ, mong đợi của toàn xã hội.
Điểm số sai thì chấm thẩm định lại, người nào sai sẽ phải chịu trách nhiệm như một tất yếu. Mọi chuyện dù có ở mức độ nào rồi cuối cùng cũng sẽ khép lại. Nhưng rồi liệu những giông bão, hay vết thương đã đi qua mọi thứ sẽ trở lại bình yên như lúc ban đầu là không? E rằng là không. Bởi đây là một vết đau của ngành giáo dục mà khó một sớm một chiều người ta có thể yên tâm, cho vào lãng quên. Vì thế, cần lắm sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ của ngành giáo dục để những bài học đau lòng này không được phép xảy ra. Bởi sự giả dối của ngày hôm nay có ai dám chắc sẽ còn hay không trở đi trở lại như một cái thảng thốt mỗi kỳ thi THPT quốc gia đến từng gia đình và từng em học sinh.
Nếu thanh tra lại tất cả các tỉnh, chắc chắn sự giả dối trong giáo dục không dừng lại chỉ ở Hà Giang!
Trong khi cả nước có 82 thí sinh có tổng điểm thi khối A (Toán, Lý, Hóa) đạt trên 27 điểm, thì riêng tỉnh Hà Giang đã có 29 thí sinh đạt mức điểm này, chiếm khoảng 35,4% (chiếm gần 1/3 so với cả nước). Số thí sinh đạt trên 27 điểm khối A1 (Toán - Hóa - Sinh) của cả nước là 76, thì riêng Hà Giang có 36 thí sinh, chiếm ~ 47,4%. Vậy nhưng, dù có nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm nay của Hà Giang lại chỉ đạt 89,35%, thuộc nhóm thấp nhất cả nước.
Ngày 17/7 đã diễn ra họp báo, chính thức công bố gian lận điểm thi tại Hà Giang, đồng thời Bộ GDĐT công bố kết quả chấm thẩm định. Kết quả chấm thẩm định được Bộ GD & ĐT thay thế cho toàn bộ kết quả thi do Hội đồng thi Sở GD & ĐT Hà Giang đã công bố trước đó và được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT, làm căn cứ để thí sinh đăng ký xét tuyển vào các cơ sở đào tạo ĐH, CĐ, Trung cấp năm 2018.
Cũng trong ngày 17/7 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có công văn yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ GD & ĐT chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.