• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sức mạnh Mỹ “đổ dồn” Afghanistan: Nhất thời hay trường kỳ?

Thế giới 17/06/2017 22:06

(Tổ Quốc) - Quyết định trao thẩm quyền cho Bộ trưởng quốc phòng Mattis về điều tiết quân ở Afghanistan của Tổng thống Trump tạo nên nhiều lo lắng.  

Bộ trưởng quốc phòng Jame Mattis đã có thông báo ngày 15/6 rằng, Tổng thống Trump đã trao quyền điều tiết binh lính tại Afghanistan cho Bộ quốc phòng Mỹ.

Binh sỹ Mỹ “đổ dồn” trải dài Afghanistan

Các nhà quan sát tỏ ra lo lắng về điều này bởi trước đó, Tổng thống Trump đã trao thẩm quyền cho Bộ trưởng Mattis về việc kiểm soát số quân lính Mỹ hoạt động tại Syria và Iraq. Ông Mattis có kế hoạch tăng cường khoảng 3000-5000 binh sỹ đến Afghanistan trong thời gian tới.

Một cựu quan chức quốc phòng cho biết, điều chỉnh về số lượng quân trong quân đội phải đảm bảo sự thẩm định chiến lược lớn, tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump lại mở rộng chiến lược cho tất cả. Nếu Tổng thống Mỹ vẫn tiếp tục trao thẩm quyền cho các bên liên quan thì sẽ dấy lên nghi ngờ về việc trốn tránh trách nhiệm.

 “Tôi cho rằng, điều quan trọng là ông Trump đã trao quyền kiểm soát binh sỹ cho Bộ trưởng quốc phòng Jame Mattis mà không đưa ra quyết định bởi vì Tổng thống muốn tăng thêm binh sỹ tại đây sau một thời gian dài số lượng binh lính Mỹ giảm sút đáng kể. Đây có thể là một chính sách thay đổi của nước Mỹ”, tướng Stanley McChrystal, cựu Tổng tư lệnh lực lượng liên quân Mỹ và Nato tại Afghanistan.

Ông Mattis nói với các nhà lập pháp ngày 15/6 rằng, Tổng thống Mỹ đã trao quyền kiểm soát tăng hay giảm số lượng binh sỹ Mỹ tại Afghanistan sau nhiều tháng thảo luận. Tướng Lindsey Grham, thượng nghị sỹ ở Nam Carolina cho biết, ông muốn gửi lời chúc mừng đến Tổng thống Trump về tầm nhìn và quyết định đúng đắn khi cho phép Bộ trưởng Mattis kiểm soát binh sỹ Mỹ tại Afghanistan và đánh giá cao năng lực của ông Mattis.

Điều gì cần thiết cho chiến thắng?

Cuối tháng 4 vừa qua, Trump cũng đã ủy quyền cho ông Mattis thành lập lực lượng phòng chống ISIS và điều này cho phép các chỉ huy tại các căn cứ quân sự trở nên linh hoạt, thích nghi và hiệu quả trong việc hỗ trợ các đối tác, một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết.

Theo các chuyên gia, động thái của Tổng thống Trump giống với quyết định trước đó khi ông Trump cũng trao thẩm quyền cho ông Mattis điều chỉnh quân số trong cuộc chiến chống lại ISIS. Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, điều này có thể giúp cho Tổng tư lệnh phát huy khả năng linh hoạt, năng động và hiệu quả hơn trong công việc.

Khoảng 500 binh sỹ Mỹ tại Syria. Các quan chức Mỹ nói trên CNN rằng, số lượng này có thể lên tới 1000. Một vài quan chức Mỹ đã giải thích rằng, tính không nhất quán về con số khác biệt là bởi vì số lượng hiện tại không bao quát toàn bộ. Tình hình tượng tự như vậy tại Iraq. Số lượng binh sỹ Mỹ ở khoảng trên dưới 5000 quân và các quan chức Mỹ cho biết, số lượng binh sỹ trước đây chỉ ở khoảng 7000.

Tại Afghanistan, hiện có khoảng 8400 binh lính Mỹ tập trung nhằm ngăn chặn các hoạt động khủng  bố IS và lực lượng Taliban cũng như sứ mệnh huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ lực luợng Afghanistan.

Một vài chuyên gia, bao gồm ông Stephen Miles, giám đốc Win Without War – tổ chức thúc đẩy các chính sách an ninh quốc gia cho biết, tỏ ra nghi ngờ về động thái của Tổng thống Trump nhằm trốn tránh trách nhiệm về các cuộc chiến tranh có thể xảy ra bất kỳ lúc naod.

 “Tổng thống Trump đã trao quyền quyết định thuộc về Bộ trưởng quốc phòng Jame Mattis. Điều này giống như một nỗ lực trốn tranh trách nhiệm đối với việc điều quân vào các căn cứ nguy hiểm. Tuy nhiên, Tổng thống Trump chắc chắn sẽ nắm bắt được tình hình leo thang về chiến tranh Afghanistan”, ông Miles chia sẻ.

“Không có chiến thắng nào”

 “Bộ trưởng quốc phòng Mattis có nắm bắt được tình hình hiện tại và cho rằng, Mỹ không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống lại Taliban và chính quyền Tổng thống Mỹ cũng không đưa ra bất kỳ giải thích nào cho lý do điều hàng nghìn quân vào Afghanistan”, ông Miles nói thêm.

Theo ông Miles, các vấn đề Afghanistan vẫn chưa thể giải quyết sau 16 năm chiến tranh và cũng không thể giải thích các phản ứng ngược của quân đội.

Tầm nhìn chiến lược hay chiến lược dài hạn vẫn là yếu tố quan trọng, ông Michael Eisenstatt, từng là nhà phân tích quân sự Mỹ và hiện tại là giám đốc chương trình nghiên cứu an ninh và quân sự tại Viện Washington nhấn mạnh.

Ông Eisenstadt cũng cho rằng, không thấy có điều gì bất an về việc trao thẩm quyền cho Bộ trưởng quốc phòng Mattis.

“Việc kiểm soát quân số nên được trao quyền cho Bộ trưởng quốc phòng. Điều này không có gì kỳ lạ”, ông Eisenstatt cho hay.

Ông Eisenstatt cũng chỉ ra các rủi rỏ nếu chính quyền Mỹ thiếu tầm nhìn chiến lược rõ ràng. Thực tế, ông Mattis đã thông báo đến các nhà lập pháp rằng, không có bất kỳ chiến lược nào hiện tại và điều này sẽ khiến ông Mattis và các quan chức nội các sẽ phải làm việc chung, thảo luận và đệ trình lên Tổng thống trong một vài tuần tới.

Theo ông Eisenstatt, vấn đề ở đây đặt ra là: liệu các tổng tư lệnh quân đội có đưa ra các định hướng, khung chính sách và mục tiêu rõ ràng hay không? Điều này sẽ là vấn đề gây tranh cãi.

 “Tổng thống Trump cũng đang vướng phải các mâu thuẫn nội bộ và hàng loạt các bất cập trong chính sách ngoại giao”, ông Eisenstadt cho biết.

Ông Derek Chollet, cựu quan chức quốc phòng thời lãnh đạo tiền nhiệm Obama cho biết, các quyết định quân sự sẽ  phải có tầm quan sát rộng nhằm vào lợi ích quốc gia Mỹ.

 “Nếu chúng tôi quyết định vai trò mạnh mẽ tại Afghanistan thì cũng sẽ tiến tới ở những nơi khác. Rất nhiều các hậu quả có thể xảy ra và các rủi ro ảnh hưởng không nhỏ đến đất nước”, ông Chollet cho hay.

 “Các rủi ro trong quân sự sẽ không mang lại lợi ích nào cho nước Mỹ. Nếu Mỹ có thể kết thúc các căng thẳng xung đột trong chính sách ngoại giao, tuy nhiên, điều này là cả một vấn đề lớn”, ông Chollet nói thêm.

(theo CNN)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ