• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tại sao Mỹ và Taliban lại ngồi vào bàn đàm phán?

Thế giới 10/08/2018 07:07

(Tổ Quốc) - Các ý kiến cho rằng, cùng đối phó với kẻ thù chung khủng bố IS, đây là một động thái phức tạp trong chính sách ngoại giao của Mỹ.

Chính sách đối ngoại của Mỹ tại Afghanistan

Mỹ liên tục đầu tư nhiều vào Afghanistan. Đây được xem là một cuộc chiến tranh lâu dài hơn cả chiến tranh thế giới với con số thiệt mạng lớn.

Đồn đoán về cuộc gặp giữa Mỹ và Taliban trong thời gian gần đây?

Vì thế tại sao Mỹ lại chọn đàm phán với Taliban – lực lượng nổi dậy tại Afghanistan mà Mỹ đã từng thực hiện hành động quân sự nhằm loại bỏ quyền lực tại Kabul vào năm 2001 sau vụ khủng bố 9/11?

Để có thể hiểu được tín hiệu về lợi ích của chính quyền Tổng thống Trump trong các thỏa thuận chính trị với Taliban. Tờ csmonitor đưa ra hai yếu tố chính.

Đầu tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn xem Afghanistan là một sự đầu tư không hiệu quả và hiện muốn khoảng 15.000 quân Mỹ rút khỏi Afghanistan.

Thứ hai là sự hiện diện của của IS. Mặc dù liện tục chịu sức ép căng thẳng từ Mỹ và Taliban nhưng lực lượng IS vẫn là mối đe dọa ảnh hưởng đến ổn định khu vực.

Chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump hứa hẹn sẽ đưa Mỹ ra khỏi các cuộc chiến được cho là ngớ ngẩn và đảm bảo sự an toàn của Mỹ khỏi chủ nghĩa khủng bố mà phương Tây luôn cho rằng đó là lực lượng hồi giáo cực đoan IS. Washington luôn muốn xóa bỏ khủng bố IS ra khỏi mọi mặt trận.

Các chuyên gia khu vực cho biết, đến hiện tại Mỹ lại đang muốn thúc đẩy đàm phán với Taliban.

“Có một lô-gic chắc chắn cho sự gắn kết với Taliban ngay bây giờ  của Mỹ đó là chiến lược hiện tại của Tổng thống Trump muốn tiếp tục giữ hàng nghìn lính Mỹ ở lại trong bối cảnh thách thức khủng bố IS vẫn còn hiện hữu”, ông Nicholas Heras, chuyên gia an ninh Trung Đông tại trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) cho biết.

Theo ông Nicholas Heras, Mỹ và các quốc gia khác trong khu vực luôn quan tâm đến lợi ích xung đột. Lực lượng Taliban trở thành một trong số các lựa chọn nhằm kiểm soát khủng bố IS tại Afghnistan.

Vào tuần trước, nhà ngoại giao đứng đầu Mỹ tại Nam Á, bà Alice Wells đã có cuộc gặp gỡ với các quan chức cấp cao Taliban tại Doha, Qatar. Bộ Ngoại giao Mỹ hiện chưa xác nhận về các thông tin trong cuộc họp và chỉ cho biết, việc bà Wells đã đến Doha là một nỗ lực nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình thông qua các cuộc tham vấn kín với chính phủ Afghanistan.

Lo lắng tại Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ

Theo ý kiến một vài quan chức Mỹ, sáng kiến của Mỹ nhằm thúc đẩy chính sách ngoại giao duy trì vai trò của Mỹ tại Afghanistan, trong đó phải kể đến Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ.

Một cựu quan chức Mỹ cho biết, ngoại giao gần đây giữa Mỹ và Afghanistan phản ánh rằng Washington đang cố gắng lường trước sự việc để đưa ra chính sách khéo léo. Theo quan chức này, Tổng thống Trump luôn có các thay đổi nhanh chóng trong các tuyên bố cũng như không nhiều quan tâm đến chính sách về Afghanistan.

“Nhiều lo ngại về các tuyên bố của Tổng thống Trump có thể ảnh hưởng đến chính sách Afghanistan”, cựu quan chức này nói trong điều kiện giấu tên.

Trong khi đó, ông Ryan Crocker, cựu đại sứ Mỹ tại Afghanistan cũng cho rằng, sẽ không có bất kỳ điều gì hữu ích trong các đàm phán mà không có đại diện từ Afghanistan.

Nói trên NPR, đại sứ Mỹ Crocker cho biết, lực lượng Taliban đã có được các thành công thông qua các đàm phán với Mỹ .

Chiến lược của Mỹ tại Afghanistan nhằm hỗ trợ và đào tạo các lực lượng an ninh quốc gia có thể bảo vệ an ninh của đất nước và củng cố ổn định chính trị. Tuy nhiên, Tổng thống Trump tỏ ra không quan tâm nhiều về chính sách Afghanistan giống như các chuyên gia khu vực.

Thách thức của lực lượng Taliban

“Tôi không biết đến các đàm phán trong nội bộ diễn ra như thế nào nhưng, với những gì công khai, rõ ràng Tổng thống Trump không quan tâm đến chính sách Afghanistan”, chuyên gia chính sách ngoại giao cấp cao tại RAND Corp., bà Laurel Miller cho biết.

Bà Miller cho biết, một số giả định cho rằng, vẫn có thể tồn tại các khó khăn trong đàm phán giữ Taliban và Mỹ về thỏa thuận hòa bình.

Các động thái cho thấy sự tập trung của Mỹ và NATO nhằm đảm bảo an ninh các khu vực bên trong Afghanistan và chiến lược cho thấy lực lượng an ninh Afghanistan do NATO huấn luyện sẽ được kéo trở lại các thành phố.

Các nhà phân tích cho biết, trong bất kỳ trường hợp nào, sự hiện diện của IS tại Afghanistan sẽ khiến Mỹ không thể ra khỏi khu vực này.

“Thậm chí, Mỹ sẽ có lợi ích duy nhất tại Afghanistan là tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố IS và tàn dư của lực lượng Al-Qaeda. Sự hiện hữu của IS, nếu không thể kiểm soát, đó sẽ là mối đe dọa xuyên quốc gia”, bà Miller nói.

Các chuyên gia cho rằng, Nga và Iran cũng liên tục bày tỏ mối quan tâm chung cho vấn đề chống khủng bố IS. Điều này được hiểu rằng, vai trò của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan sẽ vẫn được công nhận./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ