• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tại sao Thái Lan bất ngờ trì hoãn thỏa thuận "khủng" mua hai tàu ngầm từ Trung Quốc?

Thế giới 31/08/2020 17:07

(Tổ Quốc) - Sự phản đối của người dân và tình trạng kinh tế lao dốc đã ảnh hưởng tới hợp đồng mua tàu ngầm Trung Quốc của chính phủ Thái Lan.

AFP đăng tải, thứ 2 (31/8), Thái Lan đã trì hoãn hợp đồng trị giá 724 triệu USD mua 2 tàu ngầm từ Trung Quốc. Quyết định được đưa ra sau những phản đối của công luận liên quan tới tình hình kinh tế nước này dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Theo một thỏa thuận năm 2015, Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên mua các thiết bị hải quân của Trung Quốc. Năm 2017, hai nước đã hoàn tất hợp đồng mua bán 3 tàu ngầm, chiếc tàu đầu tiên sẽ được bàn giao vào năm 2023.

Hồi đầu tháng 8, một tiểu ban của quốc hội Thái Lan đã thông qua yêu cầu mua thêm 2 tàu nữa, trị giá 22,5 tỷ baht (tương đương 723,9 triệu USD). Động thái này đã vấp phải sự phản đối của người dân do nền kinh tế Thái Lan đang phải vật lộn với khó khăn vì dịch bệnh. Các quan điểm phản đối mạnh mẽ trên mạng xã hội và hashtag "Người dân không muốn tàu ngầm" đã trở thành một xu thế trên trang Twitter.

Tại sao Thái Lan bất ngờ trì hoãn thỏa thuận "khủng" mua hai tàu ngầm từ Trung Quốc? - Ảnh 1.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-och (ảnh: getty)

Phát ngôn viên chính phủ Anucha Burapachaisri thông báo, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-och (đồng thời cũng là Bộ trưởng Quốc phòng) đã "đề nghị hải quân cân nhắc trì hoãn" việc mua thêm hai tàu ngầm của Trung Quốc.

"Hải quân sẽ đàm phán với Trung Quốc để hoãn hợp đồng thêm một năm", ông Anucha nói với báo giới.

Nền kinh tế Thái Lan đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất trong hơn 20 năm trở lại đây với tỷ lệ sụt giảm lên tới 12,2%. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngành du lịch và xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

"Thủ tướng đã dành ưu tiên cho mối quan tâm về kinh tế của người dân", người phát ngôn nhấn mạnh.

Bên cạnh việc nêu ra nghi ngờ xung quanh thỏa thuận mua vũ khí và cách chính phủ đối phó với COVID-19, phong trào biểu tình thân dân chủ do những người trẻ tuổi dẫn đầu còn kêu gọi cải cách nền quân chủ - một chủ đề vốn được coi là cấm kỵ tại Thái Lan.

Đáp trả, những người ủng hộ hoàng gia cũng đã tổ chức biểu tình kêu gọi "không được động chạm tới nền quân chủ". Hôm chủ nhật (30/8), hơn 1.000 người ở độ tuổi trung niên thậm chí là cao tuổi hơn đã tụ tập biểu tình ở một sân vận động. Họ mặc áo vàng (màu sắc tượng trưng cho hoàng gia) đồng thời giơ các các bức chân dung của Vua Maha Vajiralongkorn.

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ