(Tổ Quốc) - Nga đã lên tiếng phản đối nhiều ngày tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 17/11 nhằm ngăn chặn hoạt động điều tra liên quan đến vụ tấn công vũ khí hóa học tại Syria.
Bức xúc từ Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc
Nhật Bản đã xúc tiến dự thảo Nghị quyết này nhằm mở rộng cơ chế điều tra chung của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (JIM) trong thời hạn 30 ngày. Tuy nhiên, Nga đã đưa ra phiếu chống đối với dự thảo này sau khi 12 thành viên của Hội đồng bảo an LHQ lên tiếng ủng hộ. Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chính phủ Syria sử dụng chất độc thần kinh bị cấm sarin trong cuộc tấn công vào Khan Sheikhun ngày 4/4. Ảnh:Guardian |
Các nhà ngoại giao nói rằng không có nhiều sự ủng hộ của hội đồng 15 thành viên đối với dự thảo của Nga – điều Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia cho biết nhằm mục đích sửa "lỗi mang tính hệ thống" của nhóm điều tra trên – được gọi là Cơ chế điều tra chung (Joint Investigative Mechanism - JIM).
Đây là lần thứ 11 Nga tiếp tục bỏ phiếu “chống” nhằm ngăn chặn hành động của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thúc đẩy hành động “rắn” đối với chính quyền Syria.
“Nga đang lãng phí thời gian. Nga không hề tỏ ra hứng thú với điều tra chung của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc về vũ khí hóa học tại Syria (JIM). Nga sẽ không bao giờ đồng ý với bất kỳ cơ chế nào mà liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học do đồng minh – chính quyền Syria gây ra. Điều này rất dễ hiểu và thật đáng xấu hổ”, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cho biết.
Nghị quyết yêu cầu, 9 phiếu phải là phiếu “đồng thuận” tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, đã có 5 nước bao gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ đã phản đối.
Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục cho phép các nhà điều tra tiếp tục công việc của họ trong vòng 1 năm.
Nhật Bản đã quyết định đệ trình dự thảo của chính nước này sau khi Nga bỏ phiếu phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ soạn thảo trước đó nhằm cho phép các nhà điều tra (các chuyên gia) có thể tiếp tục các cuộc điều tra thêm một năm. Như vậy, Moscow đã 2 lần liên tiếp phủ quyết việc gia hạn các cuộc điều tra.
Nga phản ứng
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia cho biết: “Bất kỳ sự mở rộng nào của các thành viên điều tra chung LHQ về vũ khí hóa học tại Syria (JIM) đều được xem là lỗ hổng cơ bản trong nỗ lực sửa chữa các khuyết điểm”.
Trong báo cáo vào tháng trước, JIM đã kết luận, lực lượng không quân Syria đã tiến hành cuộc tấn công vũ khí hóa học vào Khan Sheikhun khiến nhiều người dân vô tội tử vong. Sau đó, Mỹ đã đáp trả vụ tấn công hóa học này bằng một cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào căn cứ không quân của Syria.
Cuộc tấn công vào ngày 4/4 đã trở thành ám ảnh đối với thế giới bởi các hình ảnh đứa trẻ vô tội là nạn nhân của vụ việc này.
Sau kết quả bỏ phiếu, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã có cuộc gặp bên lề cuộc hợp theo yêu cầu tử phía Thụy Điển. Tuy nhiên, Nga đã từ chối tham gia cuộc họp này, các nhà ngoại giao cho biết.
Đại sứ Thụy Điển Olof Skoog cho biết, các thành viên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhấn mạnh, chúng tôi dường như đã cạn kiệt mọi nỗ lức trước khi sứ mệnh của JIM kết thúc vào tối ngày 18/11.
Trước đó, Tổ chức Ngăn chặn Vũ khí hóa học của LHQ (OPCW) đã cung cấp một báo cáo khẳng định khí độc thần kinh sarin đã được sử dụng trong vụ tấn công vào thị trấn Khan Sheikhoun hồi tháng 4. Bản báo cáo này cũng cho biết chất hexamine, một chất hóa học mà chính phủ Syria từng sở hữu, đã được phát hiện trong các mẫu đất lấy từ hiện trường, cũng như từ máu và nước tiểu cua các nạn nhân. OPCW tuyên bố họ chỉ có nhiệm vụ xác định liệu có vũ khí hóa học được sử dụng trong vụ tấn công hay không, còn một nhóm điều tra của LHQ sẽ xác định ai là người gây ra vụ tấn công này.
Tuy nhiên, phía Syria vào ngày 1-7 đã bác bỏ bản báo cáo của OPCW và cho rằng điều này hoàn toàn thiếu logic và không thể chấp nhận. Ngoại trưởng Syria cho rằng, nhóm điều tra của OPCW đưa ra bản báo cáo "dựa trên lời khai của những kẻ khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ".
Thời gian làm việc của nhóm điều tra chung giữa Liên Hợp Quốc và Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW), đã nói rằng chính phủ Syria sử dụng chất độc thần kinh bị cấm sarin trong cuộc tấn công vào Khan Sheikhun ngày 4/4, sẽ hết hạn vào nửa đêm ngày 16/11.
Các quan chức Liên Hợp Quốc khẳng định, cuộc họp đã kết thúc vào nửa đêm bởi vì không có quyết định nào thể hiện đồng thuận chung.
(Theo guardian)