(Tổ Quốc) - Ai có thể tạo ra những khác biệt lớn với thế giới khi đứng trên cương vị Tổng thống Mỹ - người có quyền lực đáng kể trong việc định hình chính sách đối ngoại của Mỹ?
Trong đó, hai ứng viên Hillary và Clinton hiện nay đang có nhiều lập trường khác biệt đối với các xung đột tại Trung Đông.
Cuộc chiến chống IS
Cả hai ứng cử viên đều nhận thấy nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) là một mối đe dọa toàn cầu và phải bị đánh bại.
Trong khi bà Hillary Clinton chủ yếu là tiếp nối những gì Tổng thống Mỹ Obama đang làm thì ông Donald Trump đưa ra những tuyên bố cứng rắn hơn, thề sẽ "đánh bom" mạnh mẽ IS và "lấy lại dầu mỏ" từ tay nhóm này.
Cuộc chiến chống IS dự kiến sẽ tiếp tục đầy cam go. (Nguồn: Reuters) |
Ông Trump cũng chỉ trích chính quyền hiện tại vì đã không sử dụng các yếu tố bất ngờ trong cuộc tấn công, đặc biệt là trong các chiến dịch nhằm vào thành phố Mosul – căn cứ quan trọng của IS.
Theo CNN, dù dùng ngôn từ khác nhau, nhưng nhiều đề xuất chính sách từ hai ứng cử viên đều cho thấy sự tương tự.
Cả hai đều đề cập tới việc chiến đấu chống IS cùng với một liên minh của các quốc gia phương Tây và Ả Rập theo cách Mỹ đã và đang làm hiện nay và họ sẽ tăng cường các chiến dịch tấn công hơn nữa.
Tuy nhiên, cả hai đều sẽ không gửi quân Mỹ tới tham chiến chống lại IS ở Iraq và Syria. Bên cạnh đó, Donald Trump sẵn sàng hơn để làm việc với Nga trong cuộc chiến chống IS và ủng hộ việc sử dụng những biện pháp thẩm vấn khắc nghiệt đối với các chiến binh bị bắt giữ so với bà Clinton.
Hai ứng viên cũng có khác biệt về những gì sẽ xảy ra một ngày sau khi Mosul được chiếm lại. Bà Clinton nhiều khả năng sẽ tập trung trong việc cứu chữa sự chia rẽ quan hệ chính trị bè phái trong khu vực – điều có thể dẫn đến các cuộc xung đột mới.
Syria
Hillary Clinton cho thấy mong muốn tham gia vào cuộc nội chiến Syria còn Donald Trump thì không. Bà ủng hộ thành lập vùng cấm bay - một động thái có thể dẫn đến sự đối đầu với các máy bay chiến đấu của Syria và Nga. Ý tưởng này có thể giúp bảo vệ thường dân và kiểm soát một số khu vực lãnh thổ Syria – nơi có thể là đòn bẩy để xây dựng một khu định cư trong tương lai.
Bà Clinton cũng có thể sẽ mở đường cung cấp vũ khí hạng nặng hơn cho các nhóm nổi dậy. Tuy nhiên điểm mấu chốt là sự can thiệp quân sự của Moscow ở Syria có thể khiến các lựa chọn của bà Clinton bị hạn chế. Không ai muốn đi đến chiến tranh với Nga.
Còn ông Trump không hỗ trợ một khu vực an toàn để ngăn chặn dòng người tị nạn và nói rằng các nước Ả Rập giàu có nên thiết lập nó.
Theo chính sách của mình, đánh bại IS là một ưu tiên cao hơn đối với ông Trump so với việc thuyết phục Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ chức.
Ông Trump cho rằng Tổng thống Syria đang chiến đấu với IS, điều không giống với bà Clinton. Nhà tỷ phú này cũng gợi ý rằng ông sẽ không ủng hộ lực lượng nổi dậy và việc lật đổ ông Assad có thể dẫn đến một cái gì đó tồi tệ hơn.
Iran
Thỏa thuận hạt nhân Iran đã làm giảm mối đe dọa trực tiếp của một cuộc đối đầu quân sự với Mỹ. Tuy nhiên, vị Tổng thống mới của nước Mỹ còn cần gặp nhiều khó khăn trong tiến trình thực thi thoả thuận này.
Bà Hillary Clinton ủng hộ thỏa thuận khi trước đó đã góp phần đặt nhiều nền móng cho nó trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ. Tuy nhiên, bà có một lập trường cứng rắn hơn so với Tổng thống Obama.
Bà gọi phương pháp của mình "mất lòng tin và xác minh" và có thể sẽ trừng phạt Iran vì bất kỳ hành vi vi phạm thoả thuận này. Hillary cũng đã đưa ra một chiến lược rộng lớn hơn để đối đầu với điều được gọi là "hành vi xấu" của Iran trong khu vực.
Điều này bao gồm việc duy trì ưu thế quân sự của Israel, tăng cường hợp tác an ninh với các đồng minh Ả Rập trong vùng Vịnh, và xây dựng một liên minh để chống lại các bên liên kết của Iran. Và bà Clinton đã báo hiệu rằng bà muốn có một lập trường thẳng thắn hơn so với chính quyền của ông Obama trong việc chống lại những vi phạm nhân quyền.
Còn Donald Trump, ghét bỏ thỏa thuận này và phản đối tất cả mọi nội dung. Nhà tỷ phú gọi đây là "một trong những giao dịch tồi tệ nhất từng được thực hiện bởi bất kỳ nước nào trong lịch sử", và cho rằng Iran còn tốt hơn cả ông Obama và bà Clinton.
Ông Trump cho rằng ông có thể thương lượng lại nó, mặc dù đã không thuyết phục được cử tri vì chưa nêu ra cách thức ông có thể làm điều đó. Trump cam kết chống lại sự "gây mất ổn định và thống trị" của Iran trong khu vực – điều không khác nhiều so với bà Clinton, mặc dù thiếu chi tiết cụ thể.
Cả hai đều cho rằng sẽ chuẩn bị để sử dụng vũ lực nếu Iran cố gắng nắm giữ vũ khí hạt nhân.
Israel / Palestine
Đây là nội dung gây nhiều tranh luận trong nội bộ đảng Dân chủ về sự hỗ trợ vô điều kiện của Mỹ đối với Israel, tuy nhiên không được phản ánh trong lập trường nền tảng của bà Hillary Clinton.
Bà hứa hẹn sẽ đảm bảo lợi thế quân sự chất lượng cao của Israel trong khu vực, và xoá bỏ tất cả những nỗ lực đơn phương công nhận một nhà nước Palestine hay đạt được điều đó bên ngoài các cuộc đàm phán trực tiếp với Israel.
Đồng thời, báo Jerusalem Post của Israel đã lưu ý rằng bà Clinton chỉ cho thấy có rất ít sự quan tâm đối với cuộc xung đột Israel-Palestine khi còn là Ngoại trưởng Mỹ. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhiều khả năng sẽ chào đón một lập trường như vậy sau sự thất bại của chính quyền Obama trong việc làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình.
Còn Donald Trump, ban đầu cam kết có lập trường trung lập trong các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng sau đó đã hứa hẹn gấp đôi đối với một liên minh không thể phá vỡ với Israel và có những tuyên bố một cứng rắn hơn về người Palestine. Ông cho biết ông ủng hộ một giải pháp hai nhà nước, nhưng điều này sẽ chỉ có thể xảy ra khi người Palestine vượt qua "thù hận ăn sâu" với Israel và dừng lại việc "dạy con cái của họ thành những kẻ khủng bố".
Các cố vấn của ông lại quan ngại về tính khả thi của giải pháp hai nhà nước, một nền tảng của chính sách của Mỹ, và bất kỳ tài liệu liên quan nào khác đã bị bác bỏ từ phía đảng Cộng hòa.