• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tê liệt vì Covid- 19, kinh tế Trung Quốc lần đầu đảo chiều từ 1992

Thế giới 17/04/2020 12:47

(Tổ Quốc) - Các chỉ số của nền kinh tế Trung Quốc trong quý 1 năm nay lần đầu tiên sụt giảm, ít nhất từ năm 1992, trong bối cảnh đại dịch virus corona làm tê liệt sản xuất và chi tiêu, gây sức ép đối với chính phủ để nỗ lực ngăn chặn tình trạng thất nghiệp.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc đã giảm 6,8% trong quý 1, từ tháng 1-tháng 3 hàng năm, theo dữ liệu chính thức vào thứ Sáu, lớn hơn ước tính giảm 6,5% của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò ý kiến của Reuters. Con số giảm lớn này cũng đảo ngược mức tăng 6% trong quý 4 năm 2019.

Sự suy sụp này cũng là lần đầu tiên mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải gánh chịu, ít nhất là từ năm 1992 khi GDP hàng quý bắt đầu được thống kê chính thức.

Trong khi Trung Quốc đã xoay sở để bảo vệ nền kinh tế của mình và dần thoát khỏi đại dịch, các nhà phân tích cho rằng giới hoạch định chính sách Trung Quốc phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để vực dậy tăng trưởng khi đại dịch virus corona làm sụt giảm mạnh nhu cầu tiêu dùng, sản xuất toàn cầu.

Tê liệt vì Covid- 19, kinh tế Trung Quốc lần đầu đảo chiều từ 1992 - Ảnh 1.

Đại dịch Covid-19 đã gây sức ép lên Trung Quốc và kinh tế toàn cầu. Ảnh: Reuters.

Một số chuyên gia dự kiến Bắc Kinh sẽ đưa ra gói kích cầu trong thời gian tới, có thể được ngân hàng trung ương tài trợ thông qua các kênh khác nhau.

"Tuy nhiên, không giống như các chu kỳ nới lỏng trước đây, khi phần lớn tín dụng mới dành cho chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, tài sản và hàng tiêu dùng bền vững, lần này chúng tôi hy vọng phần lớn nguồn tín dụng mới sẽ được sử dụng để cứu trợ tài chính giúp các doanh nghiệp, ngân hàng và hộ gia đình tồn tại trong cuộc khủng hoảng COVID-19", một số chuyên gia cho biết.

Đại dịch này đã lây nhiễm tới hơn 2 triệu trên toàn cầu và khiến hơn 130.000 người thiệt mạng. Trung Quốc, nơi virus lần đầu tiên xuất hiện, đã báo cáo hơn 3.000 trường hợp tử vong mặc dù các ca nhiễm mới đã giảm đáng kể so với lúc dịch bệnh ở đỉnh điểm.

Các nhà phân tích dự đoán sẽ mất gần 30 triệu việc làm trong năm nay khi công nghiệp phục hồi chậm và việc giảm nhu cầu toàn cầu, vượt xa mức hơn 20 triệu người bị sa thải trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009.

Bắc Kinh đã cam kết sẽ thực hiện nhiều bước đi hơn để chống lại tác động của đại dịch Covid-19 khi mất việc làm đe dọa sự ổn định xã hội.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã nới lỏng chính sách tiền tệ để giúp giải phóng dòng tín dụng cho nền kinh tế, nhưng việc nới lỏng cho đến nay đang được tính toán kĩ hơn trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Chính phủ cũng sẽ dựa vào kích thích tài khóa để thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng cơ sở hạ tầng, điều có thể đẩy thâm hụt ngân sách năm 2020 lên mức cao kỷ lục.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ