• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tên lửa Triều Tiên bị hạn chế công nghệ tiên tiến

Thế giới 09/05/2017 19:47

(Tổ Quốc) - Cấm vận quốc tế đã hạn chế tiềm lực và việc tiếp cận công nghệ tên lửa tiên tiến.  

Tại bán đảo Triều Tiên, cuộc khủng hoảng bên miệng hố chiến tranh vẫn diễn ra chưa có hồi kết. Trong tình hình khó đoán định, Triều Tiên tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo và năng lực tên lửa của nước này vẫn được dư luận quốc tế quan tâm. Trong đó, các chuyên gia đi tìm nguyên nhân 3 vụ thử tên lửa thất bại trong tháng 4 vừa qua.

Nhà khoa học công nghệ vũ trụ người Pháp Christian Lardier, đang có mặt tại Bình Nhưỡng để theo dõi vụ phóng, cho rằng những tên lửa nhiều tầng này không đưa được vệ tinh lên quỹ đạo là do phần chính phóng tên lửa và hệ thống dẫn đường. “Vụ phóng hôm nay có lẽ gặp trục trặc ngay từ giai đoạn một. Có thể có hai lý do, phần phóng hoặc hệ thống dẫn đường”, Lardier nói. “Nếu phần phóng hỏng hóc, tên lửa sẽ nổ tung. Nếu hệ thống dẫn đường hỏng, đường đi dự kiến bị lệch và cơ chế tự hủy sẽ được kích hoạt”.

Cựu Ngoại trưởng Anh, ông Malcolm Rifkind đã nói với đài BBC rằng vụ phóng có thể đã thất bại do hệ thống không đủ khả năng vận hành.

Cấm vận đã hạn chế khả nặng tiếp cận công nghệ tên lửa tiến tiến

Thực tế, Triều Tiên không có cơ sở hạ tầng sản xuất tên lửa tốt bằng các cường quốc thế giới như Nga, Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ, nên những vụ thử nghiệm thất bại có thể là điều dễ hiểu.

Sơ đồ các vụ thử hạt nhân và tên lửa thành công và thất bại của Triều Tiên

Theo báo New York Times, Bình Nhưỡng đã thử tên lửa mới loại KN-17, dòng Scud 8 lần hồi năm ngoái nhưng chỉ thành công 1 lần. Tỷ lệ thất bại lên tới 88%.

3 vụ thử thất bại trong tháng 4 có khả năng liên quan đến tốc độ phát triển và sự khó khăn của khoa học tên lửa hơn là do bị nước ngoài can thiệp vào các vụ thử. Joseph Bermudez, chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ-Hàn Quốc của Đại học Johns Hopkins, nói: “Triều Tiên đang đẩy mạnh việc theo đuổi tên lửa đạn đạo. Bất kỳ chương trình tăng tốc nào cũng gặp nhiều thất bại”. Khi đề cập đến cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống tàu KN-17 không thành công của Triều Tiên vào ngày 16/4 vừa qua, ông này nói thêm: “Xác suất này cao hơn vì đây là những thất bại từ chương trình gây hấn được đầu tư với các nguồn lực hạn chế. Không phải tất cả vũ khí mới của Triều Tiên đều thất bại. Triều Tiên đã thử thành công tên lửa tầm trung mới KN-15 hồi tháng 2/2017. Các hệ thống cũ mà nhiều người cho rằng có khả năng sẽ được sử dụng để tấn Hàn Quốc hoặc Nhật Bản vẫn có khả năng tấn công tương đối đáng tin cậy”. 

Tên lửa mới của Triều Tiên thất bại vì khoa học tên lửa là một nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển rất phức tạp, ví dụ như Chương trình Redstone của Mỹ, 9 trong số 10 lần phóng tên lửa Old Reliable đã thất bại. Các cuộc tấn công mạng vào vũ khí của Triều Tiên, không phải lúc nào cũng thành công. Tấn công mạng chỉ có hiệu quả đối với các mục tiêu sử dụng mạng. Triều Tiên sử dụng máy tính rất hạn chế, có chọn lọc và khi dùng máy tính họ sử dụng các hệ điều hành tùy chỉnh được thiết kế với những lo ngại hoang tưởng về an ninh. Ông lưu ý thêm rằng Triều Tiên cũng có một đội quân chiến đấu mạng rất giỏi, hầu hết đội quân này đều có khả năng thực hiện phòng thủ. Đặc biệt, có một số mục tiêu mãi mãi ngoài tầm với và tên lửa đạn đạo cũng rất khó tấn công vì nó được cách ly mạng và đặc biệt cách ly khỏi mọi cuộc tấn công có thể xảy ra. 

Vũ khí này có kết nối cứng với trung tâm điều khiển khởi động an toàn nhưng kết nối bị cắt đứt sau khi khởi động. Mỹ có thể có khả năng nhắm mục tiêu đến các đối tượng ở nước ngoài, thử nghiệm mô phỏng, tạo ra dữ liệu không đáng tin cậy hoặc thông tin lỗi trong các vũ khí dẫn đến hư hỏng thiết bị. Không rõ liệu Mỹ có đạt được mức độ thâm nhập cần thiết để khai thác những lỗ hổng này hay không. Có một số bằng chứng cho thấy những thất bại và khả năng phá hoại đã ảnh hưởng đến chế độ Triều Tiên, không nhất thiết phải là ảnh hưởng trong các cuộc thử nghiệm mà là ảnh hưởng về mặt tâm lý.

Công nghệ tên lửa của Tiều Tiên có nguồn gốc là những tên lửa Scud từ thời Liên Xô. Các nhà khoa học nước này bắt đầu xây dựng các tên lửa Scud của chính họ, được đặt tên là Hwasong-5 và Hwasong-6. Bước tiếp theo là tên lửa Taepodong-1 hai tầng có chiều dài 25m, bao gồm tầng một là tên lửa Nodong và tầng hai là Hwasong-6.

Nhà nghiên cứu Yang Wook nhận xét: Bình Nhưỡng ít nhất đang sở hữu trình độ kỹ thuật lên lửa tương đương với Liên Xô cũ những năm 1970, 1980. Có thể kỹ thuật về tên lửa của Bắc Triều Tiên không phải là kỹ thuật tối tân, hiện đại nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng là Triều Tiên nay đã đủ hiểu biết về những công nghệ này để có thể sản xuất và đưa vào sử dụng thực tế. Trên thực tế, miền Bắc không chỉ nắm được kỹ thuật chế tạo tên lửa đạn đạo thế hệ thứ nhất như Scud hay Rodong, mà đã nắm được kỹ thuật chế tạo tên lửa Musudan, và sau đó là những tên lửa thế hệ thứ hai có sử dụng nguyên liệu rắn như Sao Bắc Cực – 1 và Sao Bắc Cực – 2. 

Bình Nhưỡng đã lấy được thiết kế tên lửa Scud-B từ Ai Cập và Trung Quốc, sau đó phát triển phiên bản tên lửa Nodong nội địa với tầm bắn và uy lực lớn hơn nhiều. Vệ tinh trinh sát của Mỹ phát hiện loại vũ khí này lần đầu tiên hồi giữa năm 1990. Triều Tiên được cho là sở hữu khoảng 300 quả tên lửa và gần 50 bệ phóng di động.

Chuyên gia James Oberg phân tích trên Hãng tin Mỹ MSNBC rằng lệnh cấm vận quốc tế đã ngăn cản CHDCND Triều Tiên tiếp cận với các công nghệ tên lửa thật sự hiện đại.

Ngoài ra, cuộc cấm vận cũng đã làm suy yếu tiềm lực kinh tế của Triều Tiên. Thực chất là thắt lưng buộc bụng, trả giá về một thế hệ Triều Tiên suy dinh dưỡng nặng, buộc cả dân tộc cắn răng thực hiện đường lối “tiên quân” (ưu tiên quân sự).

Mặc dù vậy, Mỹ vẫn lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc công nghệ tên lửa ngày càng phức tạp của CHDCND Triều Tiên. Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở Tahis Bình Dương, nói: “Chúng ta đã chứng kiến trong một thời gian dài Bắc Triều Tiên theo đuổi công nghệ tên lửa đạn đạo phức tạp”./.

 

Hoài Nam

NỔI BẬT TRANG CHỦ