• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thế giới 2018: Dự báo Nga, Iran, Syria trong tầm nhìn của Tổng thống Trump?

Thế giới 02/01/2018 06:20

(Tổ Quốc) - Hiệu ứng của Tổng thống Trump về quan hệ quốc tế dự báo sẽ có nhiều thay đổi trong năm 2018.

Theo the guardian, mối đe dọa toàn cầu có thể tăng lên. Các vấn đề nóng của thế giới liên tục diễn biến căng thẳng và tín hiệu sẽ có nhiều thay đổi trong năm 2018.

Tổng thống Trump đã có cuộc gặp gỡ với vua Salman và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi tại Riyadh. Ảnh:EPA

Các chuyên gia về vũ khí hạt nhân cảnh báo nhiều lo lắng trong năm 2018 sau các ảnh hưởng của 2017.

Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục bày tỏ cảnh báo về mối đe dọa tên lửa và hạt nhân Triều Tiên. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Kim Jong Un luôn khẳng định sẽ tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) gắn đầu đạn hạt nhân.

Phản ứng trước điều này, ông Trump viết trên twitter: “Điều đó sẽ không xảy ra”. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng dường như đã tuyên bố thành công với bom H và hoàn toàn có thể, tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân có thể phóng tới Mỹ vào bất kỳ thời điểm nào.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson luôn bày tỏ mong muốn đàm phán song phương giữa Mỹ và Triều Tiên có thể xảy ra trong tương lai.

Trong khi đó, cố vấn anh ninh quốc gia HR McMaster bàn về chiến tranh ngăn chặn. Các cuộc họp tại Nhà Trắng cho biết, Triều Tiên phát triển tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân là không thể và Mỹ có thể tiến hành các biện pháp quân sự ngăn chặn các rủi ro.

Các nhà quan sát về vấn đề bán đảo Triều Tiên cho biết, xung đột có thể xảy ra trong vài tháng tiếp theo nếu căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang.

Trung Quốc

Tổng thống Trump muốn đạt được 2 mục tiêu trong quan hệ với Trung Quốc. Ông Trump luôn nỗ lực duy trì chính sách “Nước Mỹ trên hết”, trong đó có nhấn mạnh đến quan hệ thương mại giữa Bắc Kinh và Washington đồng thời sẽ đưa Trung Quốc vào danh sách trong nỗ lực đối phó với vấn đề tên lửa và hạt nhân Triều Tiên.

Các chuyên gia cho rằng, quyết định của chính phủ Trung Quốc hướng đến việc xây dựng các trại tị nạn dường như một gợi ý khả năng về sự sụp độ chính quyền Triều Tiên và cuộc chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên là có thể.

Iran

Chính sách ngoại giao của Tổng thống Trump có thể ở trạng thái “không hề thiện cảm” đối với Iran. Ông Trump liên tục nhấn mạnh đến các nghi ngờ và không tin tưởng đối với thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.

Tổng thống Trump đã bác bỏ chấp thuận thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 10 trước và quyết định cuối cùng sẽ vào giữa tháng 1.

Điều này cho thấy rằng, chính quyền Tổng thống Trump có phần đối lập đối với Iran và sẽ tiếp tục ủng hộ các đồng minh truyền thống của Washington tại châu Âu, ủng hộ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Thái tử Saudi Mohammed bin Salman nhằm làm suy yếu các ảnh hưởng của Iran tại vùng Vịnh.

Syria

Bộ ba Trump-Netanyahu-Salman chưa có kế hoạch thực sự đối với định hướng mở rộng ảnh hưởng của Iran tại Syria. Khi Nga rút lui và giảm ảnh hưởng trong khu vực thì Iran đang mong muốn mở rộng vị thế, bao gồm tái xây dựng quân đội Syria và tăng cường tại Lebanon.

Sự hiện diện của quân đội Iran từ Afghanistan đến phía nam Lebanon sẽ gia tăng tại Trung Đông. Đây là một trong số các hậu quả lâu dài quan trọng nhất sau chiến tranh của Mỹ tại Iraq.

Vào năm 2018, Mỹ dường như sẽ chắc chắn sẽ ngăn cản các nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Tehran. Đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống Trump liên tục tỏ ra hoài nghi và chú ý đến các động thái của Iran. Câu hỏi đặt ra là liệu Washington sẽ sử dụng cách thức “đánh chậm tiêu diệt gọn” hay là sự đối đầu trực tiếp đối với Tehran?

Nga

Tín hiệu quan hệ giữa Nga và Mỹ vẫn chưa thể trở lại. Thực sự, Tổng thống Trump có thể vẫn muốn gắn kết cải thiện quan hệ với Tổng thống Nga Putin. Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lại bày tỏ nhiều nghi ngờ về quan hệ với Moscow và bày tỏ sẽ trở lại bình thường quan hệ với Moscow khi Nga rút lui khỏi Ukraine.

Phỏng đoán trong năm 2018 sẽ là một trong hai điều có thể xảy ra. Có thể chính quyền Tổng thống Trump sẽ có thay đổi về vị trí của các quan chức, bao gồm ông Mattis hoặc ông Tillerson nhằm hướng tới động thái thân Nga. Hoặc, cũng có thể Tổng thống Putin sẽ tái đắc cử và có lập trường rõ ràng hơn đối với Tổng thống Trump. Ở cả hai hướng, các động thái sẽ đẩy hai nước chạy đua vũ trang không có điểm dừng. Thậm chí, khi hai nhà lãnh đạo Nga Mỹ vẫn giữ thái độ thân thiện thì cả Moscow và Washington đều đã duy trì các kho hạt nhân của riêng mình.

Châu Âu

Hi vọng của chính phủ Anh nhằm thúc đẩy quan hệ đặc biệt với Mỹ hậu Brexit liên tục nhận các

Các lập trường khác biệt đối với Iran, Triều Tiên và biến đổi khí hậu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã khẳng định phản ứng của châu Âu đối với các vấn đề toàn cầu và điều này đẩy EU độc lập đối với Mỹ. Các khác biệt có thể sẽ tiếp tục tiếp diễn trong  năm 2018.

(Theo guardian)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ