(Tổ Quốc) - Với hàng tỷ USD được các nước lớn đổ vào các quốc gia Châu Phi với mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho người dân với mốc cuối cùng là năm 2030. Tuy nhiên, cuộc chiến chống đói nghèo ở các quốc gia này vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm…
- 22.09.2022 Khủng hoảng điện ở Nam Phi ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế
- 13.05.2022 Các thách thức lớn đe dọa kinh tế Nam Phi
- 20.04.2022 Toàn cảnh người dân Nam Phi sau trận lũ lụt lịch sử
- 20.08.2021 WHO ngạc nhiên khi châu Âu mua vaccine từ Nam Phi; Chuyên gia TQ nói điều kiện nước này có thể đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm
Đến thời điểm này, nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Nhật, Đức và Na Uy, nhưng một số quốc gia như Pháp, Canada, Australia và Hà Lan… đã dành hơn 130 tỷ USD để viện trợ cho người nghèo ở các quốc gia Châu Phi, tuy nhiên nhiều quốc gia ở Châu Phi vẫn không đáp ứng được điều kiện cam kết của họ do sự gia tăng dân số không kiểm soát nên số lượng người nghèo lại càng tăng. Việc xóa đói giảm nghèo đã diễn ra rất chậm ở các quốc gia nghèo nhất, ở các vùng nông thôn tình trạng đói nghèo vẫn phổ biến mặc dù khoảng cách giữa nông thôn và thành thị đã được thu hẹp.
Mặt khác, Chính phủ các nước châu Phi đã không ưu tiên chi cho những yếu tố thiết yếu có thể cứu sống người dân và đẩy mạnh cuộc chiến chống đói nghèo. Chỉ có số ít các quốc gia kém phát triển ở châu lục này đạt được các mục tiêu về các khoản chi cho y tế, 8 quốc gia đạt mục tiêu về phát triển nông nghiệp.
Nhiều lo ngại cho rằng, việc thế giới đang nỗ lực giúp đỡ người nghèo ở châu Phi bằng những khoản viện trợ đến hàng tỷ USD đang làm hỏng chính phủ các quốc gia châu Phi và làm chậm lại sự tăng trưởng của họ.
Để việc viện trợ thực sự đem lại hiệu quả xóa đói giảm nghèo mà không làm ảnh hưởng tới động lực phát triển của các quốc gia châu Phi thì những định hướng, cơ chế phù hợp với điều kiện hiện tại và tuân thủ quy định của các gói viện trợ.
Đơn cử ở khu vực Tây Phi, muốn giảm nghèo trước hết phải hiểu rõ những gì đang diễn ra là bước đầu tiên để xóa đói giảm nghèo nhưng nỗ lực chống đói nghèo từ lâu đã gặp những trở ngại bởi sự hạn chế về dữ liệu. Khi không có thông tin chính xác về số lượng người nghèo, họ đang ở đâu và kiếm sống bằng cách nào thì thật khó để thiết kế các chính sách và cung cấp các nguồn lực cần thiết để cải thiện cuộc sống của người dân.
Muốn làm được điều này, trước hết chi tiêu công của các chính phủ cần được hướng tới mục tiêu chống đói nghèo. Bởi chi cho nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng chuỗi giá trị, tạo công ăn việc làm bền vững và cơ hội kinh doanh hiệu quả, giúp đảm bảo tương lai cho hàng triệu người thông qua tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ các nước châu Phi cần đáp ứng các cam kết về y tế, giáo dục và chi tiêu cho nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng, trang bị những công cụ để giải quyết các cuộc khủng hoảng một cách nhanh chóng.
Để xóa đói giảm nghèo, loại bỏ bất bình đẳng và thay đổi những suy nghĩ trong việc sinh đẻ có kế hoạch ở châu Phi, thì trước hết cần thiết phải đầu tư giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, giáo dục đóng vai trò "trung tâm tuyệt đối" trong cuộc chiến chống đói nghèo tại khu vực.
Có thể thấy rằng, thế giới đã và đang quan tâm và dành nhiều nguồn đầu tư cho cuộc chiến giảm nghèo ở toàn cầu nói chung và các nước Nam Phi nói riêng, do vậy các nước nghèo ở Nam Phi cần có những chính sách phù hợp hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân, tạo ra những công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế phù hợp với từng nước từ đó những nổ lực trong cuộc chiến giảm nghèo với mục tiêu đến năm 2030 sẽ được hoàn thành…