(Tổ Quốc) - Đầu những năm 1980, một loạt các cuộc diễn tập hải quân của cả hai phía đã phần nào đẩy các siêu cường đến bờ vực của thảm họa hạt nhân. Giờ điều đó đang có nguy cơ tái diễn, theo NI.
Theo một bài viết của Lyle J. Goldstein trên trang National Interest NI, một cuộc "Chiến tranh lạnh mới" hiện đang nằm trên bờ vực. Gác lại những bất ổn lớn trong bộ máy an ninh Mỹ, các cuộc xung đột khu vực bao gồm Venezuela, Syria, Yemen, Afghanistan và Triều Tiên, rất cần phải giải quyết. Các hiệp ước quốc tế kiểm soát vũ khí quan trọng lâm nguy. Có nhiều cuộc tập trận lớn của quân đội và đang đạt đến quy mô lớn chưa từng thấy. Đáng lo ngại nhất, các lớp vũ khí hạt nhân hoàn toàn mới đang được ra mắt và các lực lượng vũ trang hạt nhân một lần nữa được điều động trong khoảng cách gần.
Ưu thế tàu ngầm Mỹ
Cây viết Lyle J. Goldstein của NI cho rằng, đó là thực tế đáng buồn của "Chiến tranh Lạnh mới". Vì lý do đó, điều quan trọng là xem xét những trải nghiệm của Đô đốc Nga đã nghỉ hưu Vladimir Y. Dudko, người đã kéo lại bức màn liên quan đến các hoạt động của ông trong thời kì còn phục vụ quân đội được đăng trên tờ Nezavisimaya Gazeta vào ngày 15/3. Ông đã từng chỉ huy tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Victor hoạt động ngoài khơi bờ biển nước Mỹ vào đầu những năm 1980. Đô đốc Dudko mở đầu câu chuyện của mình bằng cách lưu ý rằng, ngày nay, nhiều người viết rất nhiều về cuộc khủng hoảng Caribbean và việc đẩy thế giới đứng bên bờ vực của chiến tranh hạt nhân, nhưng họ hầu như không nhớ gì về một bờ vực như vậy trong những năm 1981. Ông giải thích rằng, "vào năm 1982, Washington đã tìm cách phá vỡ sự cân bằng hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Liên Xô".
Đô đốc Nga nói rằng, trong phần lớn thời Chiến tranh Lạnh, Hải quân Hoa Kỳ nắm giữ ưu điểm vượt trội của tàu ngầm Mỹ, nguyên nhân chủ yếu là do sự vượt trội về bí mật và tiếng ồn thấp so với tàu ngầm và tàu của chúng tôi.
Nga hiện nay cũng đang chú ý đến phát triển tàu ngầm. (Nguồn: Reuters)
Đô đốc Dudko cho rằng, "người Mỹ chiếm ưu thế dưới nước và tin rằng tàng hình là điều kiện tiên quyết để thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu".
Trong bài viết, Đô đốc Dudko đề cập về một động thái phản công của Liên Xô nhằm đối phó với cuộc tập trận lớn của Hải quân Hoa Kỳ, FleetEx-82, ở vùng lân cận bán đảo Kamchatka và quần đảo Kurile ở Thái Bình Dương – sự kiện có sự tham gia của ít nhất hai nhóm tác chiến tàu sân bay. Theo bài viết, Tư lệnh Hạm đội Liên Xô Sergei Gorshkov coi điều này cần một phản ứng của Liên Xô. Vì vậy, ngay cả khi người Mỹ đang thể hiện sức mạnh của họ đối phó với sườn Viễn Đông của Liên Xô, "tàu ngầm K-492 ở một vị trí chỉ cách năm dặm từ bờ biển Mỹ, có nghĩa là, từ các sân bay và các căn cứ của đối phương, vào một đêm mưa bão tháng 9, sẵn sàng sử dụng tất cả các loại vũ khí nhằm vào lục địa Hoa Kỳ, bao gồm cả vũ khí hạt nhân".
Thành công chạm mặt?
Đối với các hoạt động của tàu ngầm Liên Xô này đóng ở ngoài khơi căn cứ tàu ngầm Mỹ tại Bangor, Washington, đô đốc người Nga cho biết: Ngoài việc ghi lại mức tiếng ồn của tàu ngầm Mỹ, [Bộ Tư lệnh tối cao Liên Xô] yêu cầu một cuộc biểu dương về lực lượng. Ông cho rằng, trong cuộc đuổi bắt sau đó, cuộc chạm mặt giữa của tàu ngầm Mỹ và Liên Xô đã làm choáng váng người Mỹ. . . Hạm đội Hoa Kỳ đã bị tước mất lợi thế chính của họ - bí mật.
Đô đốc Nga cũng tự hào rằng các báo cáo của Hoa Kỳ đã chỉ ra có tới ba tàu ngầm Liên Xô ở ngoài khơi Bangor vào thời điểm đó, nhưng thực tế chỉ có một chiếc K-492. Ông cũng cho rằng các tàu khác của Liên Xô đã thành công trong việc lặp lại những chiến công này những năm sau đó, phát triển các chiến thuật tác chiến tàu ngầm mới cho cả việc sử dụng tên lửa hành trình, cũng như sử dụng tiến trình sonar kỹ thuật số.
Đô đốc Dudko phủ nhận những lời chỉ trích đối với lực lượng tàu ngầm Nga kể từ khi tàu ngầm Kursk chìm vào tháng 8 năm 2000, và thay vào đó gợi ý rằng người Nga nên phản ánh về các thành tựu của Lực lượng này, bao gồm cả việc đưa thế giới ra khỏi nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Và rằng, hoạt động của các tàu ngầm Liên Xô này đã phá tan huyền thoại bất khả chiến bại của bộ ba [Mỹ])". Đối với của Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc Nga cho biết, nhiệm vụ này của Liên Xô không chỉ thể hiện sự yếu kém của việc tác chiến tàu ngầm Mỹ ASW (mặc dù có sự tập trung dày đặc), mà cũng là một thất bại chưa từng có của đội tàu Mỹ và làm giảm uy tín của họ. Cũng có đánh giá rằng động thái này đã làm giảm tầm quan trọng của các cuộc tập trận của Hải quân Hoa Kỳ gần với vùng Viễn Đông Nga.
Hiện nay có nhiều dư luận phỏng đoán rằng những căng thẳng như vậy một lần nữa lại xảy ra trong cuộc Chiến tranh Lạnh mới dưới Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, và giờ có khả năng trên tất cả các đại dương trên thế giới. Những cuộc chạy đua này không chỉ tiêu tốn của người nộp thuế hàng tỷ đô la mà còn gây ra rủi ro nghiêm trọng cho các thủy thủ và sĩ quan hải quân ở cả hai bên. Ngoài ra, còn có kịch bản khá dễ hình dung về chiến tranh một cách bất ngờ. Như vậy, trong bất kỳ tình huống khủng hoảng nào, chẳng hạn như việc có thể dễ dàng leo thang hiện tại ở Biển Đen hoặc Biển Baltic, các nhà lãnh đạo ở Điện Kremlin và Nhà Trắng cần thời gian để tìm cách giải quyết, và để cứu hành tinh khỏi bờ vực hủy diệt hoàn toàn.