• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Truy vết con đường không gian Nga vắng "sao băng"

Thế giới 06/04/2019 15:13

(Tổ Quốc) - Chương trình Buran được đánh giá là thành công và có khả năng sẽ tiếp tục khi Chiến tranh Lạnh tiếp diễn.

Tuy nhiên, khi Liên Xô gặp khó khăn kinh tế nghiêm trọng và cuối cùng tan rã thì Buran không bao giờ bay nữa, theo National Interest (NI).

Sự cạnh tranh dữ dội giữa Hoa Kỳ và Liên Xô đã thúc đẩy hai nước ganh đua, không chỉ trên Trái đất mà cả không gian. Những ý tưởng tốt, hoặc có lẽ chính xác hơn là những ý tưởng tốt vào thời điểm đó, thường được so kè nhau miễn là chúng thu được uy tín cho Washington hoặc Moscow. Trong tất cả các ý tưởng bám đuổi nhau trong Cuộc đua không gian, không có ý tưởng nào gây tò mò và táo bạo như Tàu con thoi Liên Xô.

Sức hút từ không gian

Chương trình Tàu con thoi của Mỹ được lên kế hoạch nhắm tới tạo ra một tàu vũ trụ có thể hoạt động như một phương tiện kết nối Trái Đất và quỹ đạo với giá rẻ và có thể tái sử dụng. Tàu con thoi này sẽ có khả năng mang tải trọng quân sự và dân sự lên vũ trụ, hoạt động như một phòng thí nghiệm cho các thí nghiệm khoa học, và các phi hành đoàn và du khách tới các trạm vũ trụ. Việc có thể tái sử dụng của tàu con thoi – khiến chúng có thể hàng chục nhiệm vụ trong suốt thời gian hoạt động, sẽ là một niềm tự hào lớn cho Hoa Kỳ và là một ví dụ về sức mạnh mềm của người Mỹ.

Truy vết con đường không gian Nga vắng sao băng - Ảnh 1.

Không gian đã là một mặt trận chạy đua dữ dội của Mỹ và Liên Xô. (Ảnh: NI)

Tương tự như vậy, sức hút để Liên Xô tạo ra một hệ thống tàu con thoi của riêng mình là quá lớn, và công việc bắt đầu vào giữa những năm 1970, trước khi tàu vũ trụ của Mỹ thậm chí cất cánh. Moscow cũng có một lý do thực tế, trực tiếp để chế tạo tàu con thoi có thể tái sử dụng: loạt trạm vũ trụ Salyut của họ, và sau đó là trạm vũ trụ Mir, sẽ được hưởng lợi từ việc có một hệ thống giao thông giá rẻ có khả năng tiếp tế và thậm chí mở rộng các tiền đồn trong không gian.

Moscow biết từ lâu rằng Washington đã mày mò với tàu vũ trụ có cánh, có thể tái sử dụng. Dự án Tàu con thoi đã được phê duyệt vào năm 1969, thúc đẩy bởi thành công của NASA với việc tàu Apollo hạ cánh trên mặt trăng. Chương trình không gian của Liên Xô đã ngay lập tức bắt tay vào chương trình tàu con thoi của mình.

Đến năm 1976, người Mỹ đã có hai tàu con thoi đang được xây dựng, chiếc Enterprise nguyên mẫu và tàu con thoi hoạt động đầy đủ đầu tiên, Columbia. Giới lãnh đạo Liên Xô, có lẽ đã tin vào sự tự tin của người Mỹ trong dự án này, đã thông qua chương trình Buran (bão tuyết) vào tháng 2 năm 1976. Chương trình Buran thực tế là một chương trình gồm hai phần, phát triển tàu không gian, chính nó cũng có tên Buran và phát triển máy phóng mới Energia để đưa con tàu trên vào không gian. Tên lửa Energia được NPO Energia thiết kế - hoạt động như một máy nâng hạng nặng và mang tàu vũ trụ lên quỹ đạo.

Energia được thiết kế thành một tên lửa hai giai đoạn, với giai đoạn đầu tiên bao gồm bốn tên lửa tăng áp RD-170 và giai đoạn lõi là sử dụng bốn động cơ RD-0120. Tên lửa có khối lượng tổng thể 5,3 triệu pound và có thể nâng một khối lượng đáng kinh ngạc (vào thời điểm đó) 110 tấn lên quỹ đạo trái đất thấp. Chuyến bay đầu tiên của Energia, vào ngày 15 tháng 3 năm 1987 là mang vũ khí laser thử nghiệm Polyus-Skif vào không gian. Trong khi vụ phóng đã thành công, Polyus-Skif đã vô tình đi nhầm hướng, đâm sầm xuống Thái Bình Dương.

Tương đồng tàu Mỹ - Liên Xô?

Theo NI, các kỹ sư đã tiến hành công việc xây dựng tàu con thoi của Liên Xô. Hai tàu vũ trụ của Mỹ và Liên Xô giống hệt nhau ở bên ngoài, cả về kích thước và tính năng chính. Buran có cánh tam giác giống nhau ở cùng một góc, mũi có hình dạng giống và các bộ đẩy quỹ đạo giống ở mũi và các vị trí quan trọng khác. Chương trình của Liên Xô có lợi thế từ bản thiết kế tàu con thoi Mỹ mà KGB thu được. Vào thời kỳ đỉnh cao, hơn 150.0000 kỹ sư, nhà khoa học và những người khác đã làm việc trong dự án Buran.

Một điểm khác biệt chính: trong khi Tàu con thoi Mỹ có ba động cơ chính sẽ cung cấp lực đẩy khi nâng, Buran không có động cơ chính. Tàu con thoi của Mỹ sử dụng kết hợp cả ba động cơ và một cặp tên lửa đẩy mạnh để đạt được quỹ đạo. Buran, mặt khác, chỉ có các máy đẩy nhỏ để điều chỉnh quỹ đạo trong không gian.

Một điểm khác biệt giữa hai tàu của Liên Xô và Mỹ là trong khi tàu con thoi của Mỹ sẽ được điều khiển bởi một phi công trong hành trình hạ cánh, tàu con thoi của Liên Xô sẽ hạ cánh hoàn toàn bằng cơ chế tự động.

Vụ phóng đầu tiên của Buran được lên kế hoạch vào ngày 29 tháng 10 năm 1988. Đó là chuyến bay thử nghiệm, Buran không mang theo bất kỳ phi hành gia nào. Một giàn bệ phóng không thể rút lại kịp thời, khiến máy tính của tên lửa hủy bỏ vụ phóng. Nỗ lực thứ hai vào ngày 15 tháng 11 cùng năm thành công và sau khi đi vào quỹ đạo trong một giờ, nó đã hạ cánh thành công quay lại Liên Xô trước một giây so với kế hoạch.

Chương trình Buran được đánh giá là thành công và có khả năng sẽ tiếp tục khi Chiến tranh Lạnh tiếp diễn. Nhưng chương trình này đã gặp khó khăn khi Liên Xô đã bắt đầu vấp phải suy giảm kinh tế nghiêm trọng, cuối cùng tan rã và chương trình Buran không bao giờ được tiến hành tiếp.

NPO Energia đã không được tiếp tục sau khi Liên Xô sụp đổ, và ba tàu con thoi còn lại đã bị bỏ rơi. Bản thân Buran đã bị phá hủy tại Baikonur Cosmodrom năm 2002 khi nhà chứa bị sập. Một tàu con thoi khác cũng được đặt tại Baikonur, và một chiếc thứ ba tại căn cứ không quân Zhukovsky gần Moscow. Chương trình Buran, từng là một nhiệm vụ đầy khó khăn của rất nhiều cá nhân tài năng và rất nhiều đầu tư của USSR, giờ đây chỉ là một điểm nhỏ trong lịch sử vũ trụ.


An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ