• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thổ Nhĩ Kỳ vào Manbij, Syria: Lợi ích thực dụng của Nga đối đầu với Mỹ

Thế giới 12/04/2018 14:37

(Tổ Quốc) - Kế hoạch Nga muốn đưa Thổ Nhĩ Kỳ tiến sâu vào Manbij là “quân cờ muốn đối phó với Mỹ khi Washington liên tục yêu cầu Ankara không được vào vùng này.

Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ vào Manbij, Syria

“Nga có thể đang gián tiếp khuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường về thành phố Manbij, phía Đông Bắc Syria và muốn đẩy Washington ra khỏi Syria sau khi Tổng thống Donald Trump lên tiếng về kế hoạch rút khỏi Syria”, nguồn tin thân cận cho biết.

Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan. Ảnh: AP

Theo al-monitor, mọi chú ý đều dồn vào Hội nghị thượng đỉnh về vấn đề Syria do các nhà lãnh đạo Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức tại Ankara vào đầu tháng Tư.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã có các thảo luận liên minh nhằm duy trì liên kết nhằm xoa dịu căng thẳng Syria tại Hội nghị.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn hạn chế ảnh hưởng của Iran tại Syria trong khi Nga muốn gắn kết quan hệ gần gũi với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cũng muốn củng cố chính quyền Syria nhằm duy trì các căn cứ quân sự. Mặt khác, Iran cũng cần ông Assad duy trì quyền lực thông qua đường dây cung cấp cho nhóm chiến binh Hồi giáo Hezbollad ở Lebanon và thiết lập hành lang an ninh tới Lebanon qua Iraq và Syria. Trong cuộc gặp tuần trước, bộ ba Nga, Iran và Thổ  Nhĩ Kỳ đã có các thống nhất chung đối phó với Washington.

Theo truyền thông thân chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, quan hệ giữa Moscow và Ankara vẫn tiến triển tốt đẹp trong hai năm qua. Về thực chất, ông Erdogan và ông Putin đã có 8 lần gặp gỡ và có tới 29 cuộc điện đàm vào năm 2017. Điều này xác định bản chất của mối quan hệ và sự nối lại gần nhau giữa Ankara và Moscow vẫn tiếp tục.

Tuy nhiên, theo al-monitor, nhiều khả năng vẫn để ngỏ về mối quan hệ này khi tương lai của ông Assad và lực lượng người Kurd vẫn chưa rõ ràng. Các nhà quan sát  cũng chưa chắc chắn về quá trình phát triển quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian tới.

Kết quả hội nghị thượng đỉnh Ankara

Theo giảng viên Đại học Moscow Kerim Has, kết quả rõ ràng và cụ thể nhất tại Hội nghị thượng đỉnh là nhấn mạnh đến tất cả các bên liên quan về chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Syria. Điều này rõ ràng, không một nhà đàm phán hay bất kỳ lực lượng  nào chấp nhận chủ quyền Syria dưới quyền kiểm soát của Ankara.

“Điểm nhấn ở đây thu hút sự chú ý ở cả cuộc họp báo chung và tuyên bố chung mà ba bên cung cấp. Thổ Nhĩ Kỳ tái cam kết ở lại Syria. Tôi cho rằng, cả Moscow và Tehran đều muốn Ankara tiến tới tái khẳng định cam kết sau Chiến dịch “Nhành ô liu” của nước này tại khu vực”, ông Kerim Has nói trên Al-Monitor.

Tình hình tại Idlib, Syria cũng là vấn đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh. Idlib là một trong số các điểm nóng của lực lượng nổi dậy.  Vào ngày 9/4, căn cứ không quân T-4 tại tỉnh Homs của quân chính phủ Syria đã bị tấn công bởi 8 quả tên lửa. Hệ thống phòng không của Syria được cho là đã được triển khai với khoảng 14 người thiệt mạng. Ban đầu Mỹ bị nghi đã tiến hành cuộc không kích này, song Lầu Năm Góc khẳng định rằng “không có cuộc không kích nào được tiến hành vào thời điểm hiện tại”.

Idlib có giá trị chiến lược đối với Nga. Moscow luôn muốn gói gọn mọi thứ ở khu vực này và kỳ vọng có thể đưa ra tuyên bố “sứ mệnh hòan thành” đối với các hoạt động quân sự.

Tại Hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về cam kết của Ankara nhằm thiết lập 12 trạm giám sát nhằm theo dõi quá trình tiến hành lệnh ngừng bắn, trong đó có một trạm ở Idlib. Nga yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh trách nhiệm. Vào tuần trước, Ankara đã thông báo xây xong một trạm giám sát giảm leo thang tại Idlib.

Ngụ ý “thực dụng” của Nga khi muốn đưa Thổ vào Manbij ?

Câu hỏi đặt ra là tại sao Nga vẫn đòi một đơn vị đóng ở khu vực này? Các chuyên gia gợi ý khả năng Nga muốn để mắt tới phiến quân Shiite  thân Iran khi lực lượng này đang cố mở rộng hiện diện từ Aleppo về phía Idlib và tiếp tục gia tăng ảnh hưởng khu vực.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn giải phóng Đơn vị Bảo vệ nhân dân (YPG) khỏi Manbij và Ankara xem lực lượng người Kurd là tổ chức khủng bố. Mặc dù Moscow không muốn nhìn thấy diễn biến tiếp tục leo thang ở khu vực này nhưng các nguồn tin cho biết, Nga muốn đưa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến sâu vào Manbij nhằm chia rẽ quan hệ giữa Ankara với Washington và NATO. Mỹ có các đơn vị tác chiến đặc biệt tại Manbij và điều này có thể khiến chạm trán trực tiếp giữa Mỹ và Thổ. Washington luôn cảnh báo Ankara không được tiến về Manbij.

Ông Has nhấn mạnh, ưu tiên cuối cùng của Moscow là đạt được việc thiết lập chính trị ở Syria thông qua các đàm phán hòa bình ở Astana và Sochi.

“Vai trò của phe đối lập Sunni tại Syria và phiến quân vẫn quyết tâm chiến đấu với chính quyền cho đến khi kết thúc. Đây là vấn đề mà Moscow có thể muốn lôi kéo Ankara và Tehran vào cuộc. Mặt khác, hòa bình sẽ đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các bên Syria”, ông Has nói thêm.

Hội nghị thượng đỉnh về Syria không làm rõ các nghi ngờ về sợi dây liên kết giữa lực lượng người Kurd tại Syria và đồng minh Washington.  Tuyên bố chung đưa ra sau Hội nghị không hề đề cập đến lực lượng người Kurd tại Syria. Các nhà quan sát cho rằng, điều này cho thấy, Ankara không thể thuyết phục cả Moscow và Tehran thống nhất quan điểm với họ về vấn đề này. Mặt khác, ông Putin rõ ràng đã nhắc tới vấn đề này trước Hội nghị đồng thời bày tỏ vấn đề về lực lượng người Kurd sẽ đem ra thảo luận sau.

“Chúng tôi tin tưởng rằng, lực lượng người Kurd là một phần của đa số người Syria và họ có quyền tham gia tiến trình chính trị đồng thời xác định vị trí của họ trong tương lai. Đương nhiên, chúng tôi tin tưởng, bất kỳ tiến trình nào nên tiếp tục có sự phối hợp tốt của tất cả các bên liên quan”, Hãng thông tấn Tass trích dẫn lời của Tổng thống Putin.

Hội nghị khẳng định, chiến dịch “Nhành ô liu” đã kiểm soát ở phía Nam khi không có bất kỳ mối đe dọa của lực lượng YPG theo hướng đó.

 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ