(Tổ Quốc) - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, quan điểm của Bộ Y tế là không phải làm xét nghiệm, dù dương tính hay âm tính cũng không có ý nghĩa về mặt chẩn đoán bệnh.
- 22.03.2019 Vụ hàng trăm học sinh nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Mặc dù còn nhiều băn khoăn, nhưng “cũng đành để các con trở lại trường”
- 19.03.2019 Vụ hàng loạt học sinh nhiễm sán lợn: Cục Quản lý khám chữa bệnh yêu cầu làm rõ việc điều trị của người bệnh
- 19.03.2019 Công bố kết quả kiểm nghiệm vụ hàng trăm trẻ em nhiễm sán: Mẫu thịt gà an toàn, nguồn thịt lợn đủ điều kiện
- 19.03.2019 Vụ hàng trăm học sinh mầm non nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: UBND huyện không biết thông tin về công ty Hương Thành
- 19.03.2019 Hàng trăm trẻ dương tính với sán lợn ở Bắc Ninh: Câu hỏi lớn về trách nhiệm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở trường học
Tối 2/4, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, phóng viên đặt câu hỏi: mặc dù Bộ Y tế đã ban hành công văn khẩn yêu cầu dừng xét nghiệm máu tìm sán lợn cho học sinh huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), nhưng trong những ngày gần đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương vẫn cố tình gửi kết quả xét nghiệm về tận nhà và hẹn tất cả phụ huynh đưa con đến khám lại.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, quan điểm của Bộ Y tế là không phải làm xét nghiệm, dù dương tính hay âm tính cũng không có ý nghĩa về mặt chẩn đoán bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến. Ảnh: Nam Nguyễn
Nếu kết quả dương tính, chứng tỏ người được xét nghiệm đã có lần bị nhiễm sán, còn hiện tại có sán trong người phải làm xét nghiệm phân mới nhìn thấy được trứng sán, các phân khúc của sán, từ đó mới chẩn đoán được bệnh. Và nếu như bị nhiễm sán, phác đồ điều trị cũng rất đơn giản, uống thuốc là khỏi.
"Việc xét nghiệm máu chỉ biết được đã từng bị nhiễm hay chưa mà thôi. Ví dụ như xét nghiệm kháng thể kháng lao thì thậm chí có trên 90% dương tính, có nghĩa là trong quá trình sống đã có lần nhiễm trực khuẩn lao. Còn nếu muốn biết có bị nhiễm lao hay không, phải xét nghiệm đờm, các tổ chức cơ quan bị nghi nhiễm lao"- Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nói.
Ông cũng cho hay, khi biết có thông tin yêu cầu xét nghiệm lại, ông rất bực mình bởi cá nhân ông chính là người ký công văn yêu cầu ngừng xét nghiệm.
"Tôi rất lăn tăn ở chỗ những người nhận yêu cầu xét nghiệm. Khi có yêu cầu xét nghiệm thì làm ngay, trả kết quả cho người khám, hẹn khám lại theo phản xạ. Nhưng trong trường hợp này lại thể hiện sự thiếu nhạy cảm bởi ngay từ đầu thấy người dân ào đi xét nghiệm thì phải biết có vấn đề gì, phải hỏi lãnh đạo Bộ xem trường hợp đó xử lý thế nào. Còn nếu cứ làm theo phản xạ thì rất đáng phê phán. Tuy nhiên, cũng không nói họ làm như vậy là hoàn toàn sai, bởi nếu người nào đó đi xét nghiệm không có bệnh tật gì mà khuyên họ đừng bao giờ đến bệnh viện nữa thì có khi lúc phát hiện u đã lớn rồi"- Thứ trưởng Bộ Y tế lên tiếng.
Nói thêm về việc này, Thứ trưởng cho hay, người dân vẫn nên đi khám định kỳ 6 tháng/lần. Nhưng phải khẳng định rằng xét nghiệm máu dương tính thì không có ý nghĩa trong chẩn đoán nhiễm sán. Bệnh cũng không có gì nguy hiểm. "Trong trường hợp này, cán bộ y tế khuyên là không sai, chỉ có kém nhạy cảm thôi"- Ông Nguyễn Viết Tiến nói.