• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thực hư việc Mỹ lên tiếng muốn cắt quan hệ với Tổ chức Y tế thế giới

Thế giới 30/05/2020 08:57

(Tổ Quốc) - Giới quan sát đang có các đánh giá về việc Mỹ muốn cắt quan hệ với Tổ chức Y tế thế giới trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát.

Theo Reuters, Tổng thống Donald Trump lên tiếng khả năng Mỹ sẽ chấm dứt quan hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sau các vấn đề xử lý dịch bệnh Covid-19. Tổng thống Trump cho rằng tổ chức này đã không làm tốt công tác chống lại sự lây lan của Covid-19 từ giai đoạn đầu.

Thực hư việc Mỹ lên tiếng muốn cắt quan hệ với Tổ chức Y tế thế giới - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Mỹ đã tham gia với tư cách là thành viên của Tổ chức Y tế giới vào năm 1948. Ngỏ ý về khả năng rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh trong đại dịch Covid-19.

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc vào cuối năm ngoái.

Nói tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc  Trung Quốc đã lờ đi các cam kết báo cáo với Tổ chức Y tế thế giới về loại virus này và gây sức ép đối với Tổ chứ Y tế thế giới.

"Trung Quốc đã đóng góp 40 triệu đôla mỗi năm cho Tổ chức Y tế thế giới. Và Mỹ cũng đã phải chi trả khoảng 450 triệu đôla mỗi năm", Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng.

"Bởi vì WHO dường như thất bại trong nỗ lực cải cách cần thiết, chúng tôi muốn chấm dứt quan hệ với Tổ chức Y tế và muốn chuyển chi phí đóng góp quỹ đến thế giới – các quốc gia cần sự giúp đỡ y tế công cộng toàn cầu khẩn cấp", Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng vào ngày 29/5.

Chi phí các thành viên WHO phải đóng góp được tính toán dựa trên tiềm lực kinh tế và dân số. Mỹ chiếm khoảng 20% tổng ngân sách của WHO trong hai năm qua, nhiều hơn các quốc gia khác trên thế giới vì tiềm lực kinh tế của nước này.

Trung Quốc lên tiếng phủ nhận cáo buộc của Mỹ. Trước đó, Mỹ cho rằng Trung Quốc đã đánh giá thấp mối đe dọa của Covid-19 khi dịch bệnh mới xuất hiện lần đầu tại thành phố Vũ Hán của nước này vào cuối năm 2019.

Theo Reuters, điều này hiện chưa rõ ràng liệu quyết định của Tổng thống Trump có hiệu lực hay không. Tuy nhiên, trước đó, Nghị quyết của Quốc hội đối với các thành viên Tổ chức Y tế vào năm 1948 có đưa ra quy định quốc gia thành viên có quyền rút khỏi tổ chức này sau thông báo trước một năm.

Tổ chức Y tế thế giới hiện chưa lên tiếng sau thông báo của Tổng thống Trump tại Nhà Trắng.

"Điều này là quan trọng để lưu ý rằng Tổ chức Y tế thế giới là nền tảng cho sự hợp tác của các quốc gia. Việc ra khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong bối cảnh dịch bệnh có diễn biến phức tạp sẽ khiến cho người dân Mỹ nói riêng và người dân thế giới nói chung chịu nhiều ảnh hưởng", ông Donna McKay – Giám đốc điều hành Tổ chức Nhân quyền cho biết.

"Mỹ hiện đang nợ Tổ chức Y tế thế giới hơn 200 triệu đôla Mỹ trong đóng góp ngân sách của WHO", trang web của WHO cho biết.

Trước đó, hồi đầu tháng 5, Tổng thống Trump từng gửi "tối hậu thư" đến Tổng giám đốc WHO, lên tiếng khả năng sẽ cắt vĩnh viễn nguồn tài trợ nếu tổ chức này không tiến hành những cải tổ cần thiết trong vòng 30 ngày.

Theo hãng tin, Washington sẽ đóng góp hàng trăm triệu đôla hàng năm trong quỹ tình nguyện gắn liền với các chương trình cụ thể của Tổ chức Y tế thế giới, bao gồm thanh toán bệnh bại liệt, HIV, viêm gan và bệnh lao.

Ông Amesh A.Adaljia- một học giả cao cấp tại trung tâm an ninh y tế John Hopkins cho biết, quyết định của Tổng thống Trump dường như không có khả năng thay đổi hoạt động của Tổ chức Y tế thế giới.

"Cho dù quan điểm mang tính biểu tượng hoặc đạo đức, điều này là động thái sau trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát và dường như nó ảnh hưởng đang làm chệch hướng trách nhiệm đối với những gì Mỹ đang làm và có phần đổ lỗi cho Tổ chức Y tế thế giới", ông Adalja cho biết.

Trong khi Tổng thống Trump tạm ngừng gây quỹ cho Tổ chức Y tế thế giới vào tháng trước thì hai nhà ngoại giao phương Tây cho rằng, việc Mỹ ngừng tham gia là thành viên của WHO sẽ có hại cho Mỹ nhiều hơn là các chương trình hiện tại của WHO.

Theo Reuters, Tổ chức Y tế thế giới là cơ quan quốc tế độc lập làm việc với Liên Hợp Quốc. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonia Guterres cho biết trong tháng trước rằng WHO đóng vai trò quan trọng đối với các nỗ lực của thế giới trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Khi được hỏi về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Người phát ngôn Liên Hợp Quốc cho biết: "Chúng tôi luôn kiên định kêu gọi tất cả các quốc gia tiếp tục ủng hộ Tổ chức Y tế thế giới trong nỗ lực chống dịch bệnh".

Tổng thống Trump từ lâu đã luôn giữ lập trường trong chính sách "Nước Mỹ trên hết". Từ khi vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ đã lần lượt rút khỏi nhiều tổ chức và hiệp ước chẳng hạn như Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và các thảo thuận toàn cầu nỗ lực giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân Iran. Tổng thống Trump cũng ngừng đóng góp cho quỹ dân số Liên Hợp Quốc.

"WHO là hệ thống quan trọng cảnh báo cho thế giới về diễn biến dịch bệnh truyền nhiễm. Hiện tại, đại dịch đang khiến cho hơn 100.000 người dân Mỹ tử vong và động thái này sẽ khiến cho nước Mỹ chịu nhiều rủi ro hơn", Đại diện Đảng Dân chủ Nita Lowey cho biết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ