(Tổ Quốc) - Các nhà lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản, bắt đầu diễn ra ngày 28/6 đang đối mặt với nhiều lời kêu gọi bảo vệ tăng trưởng kinh tế và thương mại mở, theo AP.
"Một nền kinh tế tự do và cởi mở là nền tảng cho hòa bình và thịnh vượng", Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu với các đối tác của mình khi khai mạc cuộc họp G20. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế thế giới đang căng thẳng sâu sắc về thương mại, toàn cầu hóa và thỏa thuận hạt nhân sụp đổ với Iran.
Trong khi các tổ chức quốc tế như G20 nỗ lực thúc đẩy sự đồng thuận về các cách tiếp cận chính sách rộng và các vấn đề địa chính trị, thì giữa họ vẫn còn nhiều rạn nứt.
Toàn cảnh cuộc họp G20. Nguồn: AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Thượng đỉnh G20. (Nguồn: AP)
Phát biểu trước khi khai mạc hội nghị chính thức, Chủ tịch Liên minh châu Âu Donald Tusk đã chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin về lời đã nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Tài chính rằng chủ nghĩa tự do là "lỗi thời".
Các nhà lãnh đạo của G20 theo lịch trình sẽ có các cuộc sặp song phương bên lề hội nghị, đáng chú ý trong đó là cuộc gặp giữa Mỹ và Nga, Mỹ và Trung Quốc hay Mỹ và Ấn Độ.
Trò chuyện với phóng viên trước cuộc gặp, ông Trump nói rằng ông có "quan hệ rất, rất tốt đẹp" với ông Putin và "nhiều điều tích cực sẽ đến với mối quan hệ này". Nhà lãnh đạo Mỹ cũng nói rằng thương mại và vấn đề giải giáp vũ khí là một trong những chủ đề họ sẽ thảo luận. Về phần mình, ông Putin cũng hoan nghênh ông Trump về những nỗ lực nhằm ngăn chặn dòng người di cư và ma túy từ Mexico.
Một cuộc họp theo kế hoạch giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến diễn ra vào thứ Bảy.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross đã cùng ông Trump đến Osaka – tín hiệu cho thấy có thể có một số tín hiệu tích cực về thỏa thuận thương mại song phương.
"Tôi quan ngại sâu sắc về tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay. Thế giới đang chú ý đến hướng đi mà chúng tôi, các nhà lãnh đạo G-20, đang hướng tới", ông Abe nói. "Chúng ta cần gửi thông điệp mạnh mẽ - điều là sẹ ủng hộ củng cố một hệ thống thương mại tự do, công bằng và không phân biệt."
Cơ hội cho một đột phá lớn là chưa rõ. Hôm thứ Năm, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh đã nhắc lại rằng, Trung Quốc quyết tâm tự bảo vệ mình trước các động thái tiếp theo của Hoa Kỳ liên quan đến các đòn trừng phạt về cọ sát thương mại. Trung Quốc đang hướng tới giành được sự ủng hộ để bảo vệ các hiệp định thương mại toàn cầu đối phó lại lập trường "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump trong các cuộc sự kiện quốc tế như G-20.
Tại G20 lần này, ông Abe cũng muốn đạt được một bước tiến về các vấn đề môi trường, trong đó có biến đổi khí hậu; hợp tác xây dựng quy tắc mới cho "nền kinh tế số"; tăng cường các biện pháp phòng ngừa chống lạm dụng các công nghệ như tiền ảo để tài trợ cho khủng bố và các loại tội phạm khác liên quan đến internet.
Về căng thẳng gia tăng giữa Iran và Hoa Kỳ, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết, thế giới không đủ sức chịu đựng cho một cuộc xung đột và điều "cần thiết là giảm căng thẳng" và tránh đối đầu.