(Tổ Quốc) - Nhiều hứa hẹn cho thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ diễn ra trong thời gian tới.
"Nút thắt" cần tháo gỡ tại thượng đỉnh lần hai
Tờ financial times cho rằng, chính sách ngoại giao của Tổng thống Donald Trump luôn tỏ ra cứng rắn với các vụ thử tên lửa của Triều Tiên trong thời gian qua. Giới chuyên gia cho rằng, trong năm 2017, các tuyên bố đe dọa của Tổng thống Trump được ví như "thét ra lửa" với chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un để có thể khiến Bình Nhưỡng từ bỏ các tham vọng hạt nhân. Tuy nhiên, theo tờ financial times, trước thượng đỉnh lần thứ hai vào cuối tháng này, Tổng thống Trump đã bày tỏ sự tin tưởng rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể tập trung vào việc hiện đại hóa kinh tế thay bằng các tham vọng của vũ khí hạt nhân.
Ảnh minh họa. Nguồn:scmp
Cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo tại Singapore vào cuối tháng 6 đã giúp quan hệ hai nước giảm đi phần nào các căng thẳng nhưng được cho là vẫn hạn chế trong các kết quả thu về. Cuộc gặp thượng đỉnh tháng 6 năm ngoái đưa ra các cam kết về việc từ bỏ các vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất và chấm dứt các vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên đã đưa ra thống nhất như vậy.
Bình Nhưỡng cũng đã phá hủy khu thử hạt nhân. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đáp lại bằng việc giảm các cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ và Hàn Quốc. Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đã thúc đẩy cơ hội quan hệ thân thiết với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, xung quanh các vấn đề giải giáp vũ khí hạt nhân và lộ trình cũng như lịch trình chưa cụ thể hóa. Tình báo phương Tây cho rằng, chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn dự trữ các kho vũ khí với hàng chục các đầu đạn hạt nhân.
Điều này có thể thấy số lượng đầu đạn hạt nhân sẽ giúp Triều Tiên sẵn sàng với "vốn tự có" chuẩn bị cho bất kỳ chương trình tên lửa tầm xa nào. Vì vậy, Washington vẫn tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng khẳng định rằng thế giới không hề mong muốn các biện pháp đơn phương khống chế suy giảm khả năng hạt nhân. Các nghi ngờ gia tăng của các chuyên gia chính sách ngoại giao phương Tây đặt ra là liệu lộ trình phi hạt nhân hóa có thể đi đến đâu khi không có các xô xát giữa các mục tiêu chiến lược giữa Mỹ và Triều Tiên.
Ông Dan Coats, giám đốc tình báo quốc gia Mỹ vào tháng trước đã nói trước Quốc hội rằng, dường như là không thể rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ chuẩn bị cho chương trình giải giáp vũ khí hạt nhân hoàn toàn. Quan điểm của ông Dan Coats lặp lại với điều này của Trung Quốc khi trong thời gian dài, Bắc Kinh cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên xem vị trí hạt nhân của đất nước là một cam kết thiết yếu cho an ninh của nước này. Đáp lại, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đưa ra một bài học từ việc can thiệp của quân đội Mỹ tại Iraq và Libya.
"Quân cờ lớn" trong tay
Một sự thật không thể thừa nhận là Mỹ liên tục công nhận rằng Triều Tiên là một trong số các quốc gia có vũ khí hạt nhân. Các thách thức hạt nhân nếu Bình Nhưỡng vẫn giữ tham vọng sẽ khiến cho cả thế giới nhiều lo lắng. Ông Siegfried Hecker, cựu giám đốc phòng thí nghiệm vũ khí Los Alamos tại New Mexico, hiện làm việc ở Đại học Stanford và là một trong số các tác giả của báo cáo nói trên Reuters cho biết, nghiên cứu đã chỉ ra các hình ảnh vệ tinh phát hiện Triều Tiên vẫn sản xuất nhiên liệu bom tiếp tục trong năm 2018.
Báo cáo của Stanford cho biết, trong khi Triều Tiên có khả năng tiếp tục nghiên cứu thu nhỏ đầu đạn hạt nhân thì việc ngừng các vụ thử có thể chỉ là tín hiệu tạm thời.
Bởi vì thực tế "quả bom" Triều Tiên là không thể tránh khỏi, việc đảm bảo an ninh sẽ thuyết phục nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un giảm đi tham vọng phát triển hạt nhân.
Đi cùng với việc hủy bỏ các trừng phạt kinh tế, Bình Nhưỡng đã từng đưa ra tín hiệu thay thế bằng một hiệp ước hòa bình chính thức trong hiệp định đình chiến chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-53.
Trang tin Hàn Quốc Korea Herald đưa tin, Mỹ và Triều Tiên đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong các cuộc đàm phán tiền thượng đỉnh diễn ra vào tuần trước.
"Chỉ còn hai tuần nữa là tới thượng đỉnh, sẽ rất khó để giải quyết tất cả các vấn đề thách thức, tuy nhiên, vẫn tồn tại cơ hội chúng tôi có thể thống nhất được khung thời gian (cho giải giáp hạt nhân)", Đại diện đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun cho biết.
Đây sẽ là "quân cờ lớn" trong tay của nhà lãnh đạo Kim Jong-un mà Tổng thống Trump cần phải cân nhắc. Các chuyên gia cho rằng, ngay từ khi bắt đầu, Tổng thống Mỹ nên yêu cầu Triều Tiên chấm dứt quá trình làm giàu uranium và ngưng hoạt động các các cơ sở plutonium tại khu tổ hợp hạt nhân Yongbyon. Các chuyên gia phương Tây cho rằng sẽ không có cơ sở bí mật nào khác. Mong muốn của nhà lãnh đạo Kim Jong –un có thể đã chuẩn bị sẵn. Đó có thể là việc nới lỏng hoặc chấm dứt các trừng phạt vào nước này. Thêm vào đó, Bình Nhưỡng có thể đang mong muốn tham gia vào cộng đồng các quốc gia. Ngoại giao sẽ là động lực cho phát triển đất nước. Theo các chuyên gia, mức độ cảnh báo đối với Triều Tiên khi câu chuyện mới được công khai.