• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thượng đỉnh Trung Đông giờ chót của Kerry: Tột độ căng thẳng và hi vọng

Thế giới 10/01/2017 21:00

(Tổ Quốc) - Thực hiện một trong những nhiệm vụ cuối cùng trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry cùng với các nhà lãnh đạo của 70 quốc gia sẽ tham dự phiên họp ngày 15/1 ở Paris trong một nỗ lực để thúc đẩy giải pháp hai nhà nước trong tiến trình hòa bình Trung Đông.

Cả Israel lẫn Palestine đều không tham dự, tuy nhiên, có nhiều thông tin cho rằng người Palestine có thể trình bày một kế hoạch hòa bình mới bên ngoài chương trình nghị sự.

Trong một cuộc hội thảo tương tự tại Paris tháng 6 năm ngoái, các quan chức đã chia rẽ về việc cách đưa các bên liên quan trở lại đàm phán hòa bình. Lần này, họ sẽ trình bày đề xuất của mình tại cuộc họp tuần tới.

Ngoại trưởng Mỹ Kerry và đại diện đặc biệt của tiến trình đàm phán Israel - Palestine Frank Lowenstein tại cuộc họp Paris tháng 6/2016. (Nguồn: US Department of State)

Israel căng thẳng

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và những người ủng hộ ông tại Washington đang có nhiều lo ngại về cuộc họp này trong bối cảnh Nghị quyết 2334 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vừa qua, yêu cầu Israel dừng việc xây dựng tại vùng đất chiếm đóng của Palestine – điều họ gọi là "sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế" đã dấy lên nhiều sóng gió.

Trong khi Mỹ trước đó đã phủ quyết hàng chục nghị quyết tương tự, lần này đã bỏ phiếu trắng, cho phép nghị quyết này được thông qua.

Ông Kerry đã giải thích hành động này trong một bài phát biểu ngày 28/12/2016. "Chúng tôi có thể bảo vệ Israel không đúng cách nếu cho phép giải pháp hai nhà nước bị phá hủy trước mắt của chúng ta," ông nói.

Nghị quyết này đã kêu gọi các quốc gia "phân biệt, trong các thỏa thuận có liên quan của họ, giữa lãnh thổ của Nhà nước Israel và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng từ năm 1967." Israel cũng lo ngại điều này có thể thúc đẩy phong trào BDS (Boycott – Divestment – Sanctions), tạm dịch là  Tẩy chay – Không đầu tư vào Israel – và Chế tài hoặc dấy lên một cuộc điều tra đầy đủ về các khu định cư tại tòa án hình sự The Hague. BDS là một phong trào chính trị nhằm mục đích gây áp lực kinh tế đối với Israel để chấm dứt việc chiếm đóng lãnh thổ Palestine.

Tuần trước, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu lên án Nghị quyết 2334, trong đó  Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Ed Royce cho biết "sẽ ngăn chặn nhiều động thái có thể được thực hiện của chính quyền Obama trong vài ngày tới."

Trong khi đó, ngay sau khi nghị quyết LHQ được thông qua, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã tweet, "đối với Liên Hợp Quốc, mọi chuyện sẽ khác sau ngày 20/1." Sự lựa chọn của ông Trump với chức vụ đại sứ Mỹ tại Israel, David Friedman với lập trường ủng hộ các khu định cư Do Thái đã cho thấy rằng ông phản đối giải pháp hai nhà nước.

Tuy nhiên, chính phủ Netanyahu và lực lượng ủng hộ tại Washington vẫn lo ngại rằng trong những ngày còn lại trong văn phòng, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có thể chính thức tuyên bố về một nhà nước Palestine hay hỗ trợ nghị quyết của Pháp trong Hội đồng Bảo an tuyên bố về hai nhà nước và xác định lại các đường biên giới.

Ron Kampeas, Cục trưởng Cục điện báo Do Thái tại Washington, cho rằng điều này khó xảy ra. Sau cuộc họp lần này, "họ (chính quyền Obama) có năm ngày để thử và làm điều gì đó trước khi Donald Trump nhậm chức; tuy nhiên, cơ chế của một nghị quyết, bao gồm việc triệu tập Hội đồng Bảo an, dự thảo hay đệ trình thông qua, liệu tiến trình này có ổn hay không? Tôi không nghĩ nó sẽ xảy ra", Kampeas nói.

Kế hoạch mới của Palestine?

Trích dẫn một nguồn tin giấu bên trong nội bộ Tổ chức giải phóng Palestine (PLO), nhà ngoại giao Israel và nhà sáng lập Trung tâm hòa bình Peres Uri Savir viết rằng các quan chức PLO đã thảo luận kế hoạch cho một thỏa thuận tạm thời mới sẽ thiết lập một nhà nước Palestine chuyển tiếp cho đến khi các cuộc đàm phán về tình trạng vĩnh viễn có thể diễn ra trong vòng một năm kể từ hiện tại.

Bản đồ bờ Tây UN OCHR

Hiệp định Oslo II đã chia Bờ Tây thành 3 khu vực hành chính A, B và C. Khu A thuộc toàn quyền kiểm soát của người Palestine. Khu B thuộc thẩm quyền dân sự của người Palestine, trong đó Palestine và Israel chia sẻ quyền kiểm soát an ninh. Khu C, chiếm khoảng 60% khu Bờ Tây, nằm dưới sự kiểm soát của Israel và là khu vực nơi các khu định cư được xây dựng.

Kế hoạch trên, được công bố chi tiết trên trang Al-Monitor tuần trước, sẽ mang lại cho người Palestine chủ quyền tất cả các khu A và B ở Bờ Tây, cùng với 20% của Khu C, hiện đang nằm dưới sự kiểm soát đầy đủ của Israel và nơi có khoảng 350.000 người định cư Israel . Kế hoạch này sẽ dừng tất cả hoạt động xây khu định cư sắp tới tại Khu C trongkhi những người định cư hiện nay được phép ở lại và sẽ sinh hoạt theo pháp luật của người Palestine.

Tuy nhiên, "Tôi không có thấy rằng bất cứ ai trong chính phủ Israel sẽ quan tâm tới đề xuất này", Michelle Dunne, một chuyên gia Trung Đông của Quỹ Hoà bình Quốc tế Carnegie cho biết "và trong khi người Palestine đang không thống nhất, thậm chí nếu các nhà lãnh đạo chính quyền Palestine hiện nay chấp nhận một sáng kiến như thế này, nhiều người Israel và các nước khác sẽ nói rằng, 'Vâng, dù thế nào thì chính quyền Palestine cũng không đại diện cho toàn bộ người dân.' "

Trong khi đó, Savir cho rằng kế hoạch này là sự thay thế cho một intifada thứ ba, một phản ứng đối với sự "thay đổi dự kiến trong lập trường của Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của chính quyền Donald Trump."

Phản đối lại lập luận trên, luật sư và là cựu cố vấn pháp lý cho PLO Diana Buttu nói rằng, trong khi những hành động bạo lực lẻ tẻ là không thể tránh khỏi, người Palestine có những "công cụ" khác để đạt được mục tiêu của họ.

(Theo VOA)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ