• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Toàn lực đối phó Covid-19, Pháp muốn châu Âu có sức mạnh lớn hơn

Thế giới 21/03/2020 08:27

(Tổ Quốc) - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang dẫn đầu nỗ lực để Liên minh châu Âu EU giành được nhiều quyền lực hơn nhằm ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp về y tế.

Theo Reuters, động thái này diễn ra trong tình cảnh ông Macron nhận thức được rằng EU có nguy cơ bị đổ lỗi cho sự thiếu sót của lục địa này trong việc khắc phục sự bùng phát của virus corona.

Sau một thập kỷ, trong đó Brussels đã chứng kiến một cuộc khủng hoảng nợ nần và chia rẽ sâu sắc về di cư, thì đại dịch virus corona đang có nguy cơ trở thành một đòn giáng mạnh mẽ vào sự đoàn kết châu Âu và có khả năng đẩy lùi nhiều thập kỷ hội nhập.

Trong cuộc đối thoại trực tuyến với các nhà lãnh đạo EU tuần trước, lần đầu tiên tất cả 27 nước trò chuyện từ xa, ông Macron đã nhấn mạnh sự cần thiết của để các tổ chức của châu Âu để có quyền lực rộng lớn hơn trong một số lĩnh vực bao gồm cả sức khỏe, theo truyền thống là trách nhiệm riêng của các quốc gia.

"Chắc chắn sẽ có những chương trình châu Âu cần đảm nhận, và có lẽ các quyền lực bổ sung cần được trao cho Liên minh châu Âu", một nhà ngoại giao cấp cao biết về cuộc thảo luận cho hay và nói thêm rằng một bộ công cụ chăm sóc sức khỏe là một trong những ý tưởng được nêu ra.

Toàn lực đối phó Covid-19, Pháp muốn châu Âu có sức mạnh lớn hơn - Ảnh 1.

Các nhà lãnh đạo EU tiến hành họp trực tuyến. Ảnh: Reuters.

Một đề xuất khác là thành lập một hội đồng khoa học để đưa ra các khuyến nghị có sự nhất trí chung của EU cho các quốc gia thành viên trong các cuộc khủng hoảng y tế.

Ông Macron cũng đang thúc đẩy sự đoàn kết nhiều hơn về tài khóa và để EU có thể gia tăng nợ, một điều mà các nước bảo thủ như Đức có thể phản đối, nhà ngoại giao này nói.

Italy, hiện là quốc gia bị virus corona ảnh hưởng nặng nề nhất trên toàn thế giới, đã chỉ trích mạnh mẽ Pháp và Đức sau khi ban đầu họ từ chối cung cấp khẩu trang và các thiết bị khác để giúp đối phó dịch bệnh. Thay vào đó, Rome đã chuyển sang Trung Quốc để nhờ giúp đỡ, mặc dù Đức đã gửi 400.000 khẩu trang đến Italy.

Một cuộc thăm dò của Monitor Italia tuần trước cho thấy 88% người Italy tin rằng EU đã không làm đủ để giúp đỡ đất nước của họ, nhấn mạnh rằng sự thiếu đoàn kết có thể làm tổn thương tình cảm của họ với liên minh.

Một cuộc thăm dò tương tự cho thấy những người tin rằng tư cách thành viên EU là một bất lợi đối với Italy đã tăng từ 47% trong tháng 11 năm ngoái lên 67% vào hiện tại.

Những con số đó sẽ là mối quan ngại của Đức và Pháp khi những thỏa thuận của họ về các đề xuất chính sách vẫn cần giành được sự ủng hộ của châu Âu.

Sẽ rất tàn khốc nếu vào lúc kết thúc cuộc khủng hoảng này, các quốc gia như Italy kết luận rằng họ đã bị châu Âu buông bỏ, một nguồn tin thân cận với ông Macron nói với Reuters.

Phản ứng với khủng hoảng

Ông Macron từ lâu đã là người ủng hộ hội nhập khu vực đồng euro sâu hơn và thường sử dụng cụm từ "một EU mang đến bảo vệ", nhấn mạnh sự cần thiết của EU trong việc cung cấp các giải pháp thay vì bị nhiều người coi là nguồn gốc của các vấn đề.

Khi sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang sắp kết thúc sau 15 năm cầm quyền tại trung tâm EU, ông Macron cũng đang hướng tới việc dẫn đầu với tư cách là người mang ngọn đuốc tiếp theo của Châu Âu.

Các cuộc khủng hoảng trong quá khứ đã thúc đẩy EU hành động và dẫn đến những thay đổi trong luật lệ, cho dù là giải cứu các quốc gia thành viên trong cuộc khủng hoảng nợ hay vấn đề người tị nạn trong cuộc khủng hoảng di cư.

Virus corona hiện đang gây áp lực lên EU trên nhiều mặt trận cùng một lúc, viện trợ nhà nước và các quy tắc tài khóa được nới lỏng để giúp đối phó khủng hoảng trong khi nhiều câu hỏi được đưa ra về tự do đi lại và chính sách cạnh tranh.

Alex Stubb, cựu Thủ tướng Phần Lan, cho biết dịch bệnh có khả năng dấy lên lời kêu gọi EU có thêm quyền hạn để giải quyết các tình huống khẩn cấp về y tế và để các quốc gia chịu trách nhiệm nhiều hơn về thị trường.

Những gì chúng ta có thể thấy là một phản ứng trên toàn châu Âu dọc theo các lằn ranh để các quốc gia thành viên bắt buộc phải có một số dự trữ để mọi thứ có thể được thực hiện để bù đắp tác động của đại dịch và các cú sốc khác trong tương lai, ông nói.

Khi đại dịch đang biến động nhanh và các hệ thống y tế quốc gia trên khắp châu Âu hứng chịu sức ép dưới to lớn, EU phải hành động nhanh hơn bình thường và cũng phải suy nghĩ trước tình hình.

Shahin Vallee, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Đức, cho biết vẫn chưa có chính sách ngăn chặn, kiểm dịch hoặc kiểm tra chung của châu Âu.

Nhiều quốc gia (bao gồm cả Pháp) vẫn xét nghiệm quá ít, một người Pháp đã tweet – điều đặt câu hỏi về một số bước đi có thể được thực hiện ở cấp quốc gia.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ